Câu hỏi:
28/10/2024 128Ý nào phản ánh đúng và đầy đủ quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam khi đề ra đường lối đổi mới (1986)?
A. Đổi mới về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội
B. Đổi mới về kinh tế phải gắn liền với đổi mới về chính trị- xã hội
C. Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, trọng tâm là đổi mới về kinh tế
D. Đổi mới để khắc phục những khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, trọng tâm là đổi mới về kinh tế,phản ánh đúng là đầy đủ quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam khi đề ra đường lối đổi mới (1986)
Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới về chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế.
- Các đáp án còn lại, phản ánh không đầy đủ về quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam khi đề ra đường lối đổi mới (1986).
→ C đúng.A,B,D sai.
* ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG
1. Hoàn cảnh lịch sử mới
* Tình hình thế giới:
- Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước Đông Âu ⇒ để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đồng thời đặt ra yêu cầu cho Việt Nam phải xem xét lại con đường phát triển của mình (do quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam có sự học hỏi kinh nghiệm của Liên Xô).
- Công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc bước đầu đạt được nhiều thành tựu ⇒ để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hoàn cầu hóa ⇒ đặt ra cho Việt Nam yêu cầu phải tiến hành cải đổi mới cách, mở cửa,...
* Tình hình Việt Nam:
- Do sai lầm về chủ trương, chính sách trong việc thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), đầu những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội => Để khắc phục, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và bảo vệ và phát triển Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần phải tiến hành đổi mới.
- Việt Nam đang có những bất lợi trong quan hệ quốc tế (với Mĩ, Trung Quốc, ASEAN,...) => cần phải điều chỉnh chính sách đối ngoại.
2. Đường lối đổi mới của Đảng
- Đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội VI (1986), được điều chỉnh, bổ sung, phát triển qua các kì Đại hội.
a. Quan điểm chung
- Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
- Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, trải qua 1 quá trình lâu dài.
- Đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới về chính trị, song đổi mới kinh tế là trọng tâm.
3. Nội dung chính
- Về kinh tế:
+ Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.
+ Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Về chính trị:
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
+ Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
+ Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một trong những mục đích của Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan đối với các nước Tây Âu là?
Câu 2:
Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay là nhờ
Câu 3:
Tính chất của cuộc Chiến tranh lạnh so với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là
Câu 4:
Cho các sự kiện sau:
- Hội nghị Hiệp thương chính trị giữa hai miền Bắc - Nam.
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24.
- Quốc hội khóa VI họp phiên đầu tiên.
- Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước được tiến hành.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian
Câu 5:
Mối quan hệ của cách mạng hai miền Nam - Bắc Việt Nam thời kì 1954-1975 là
Câu 6:
Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế nước ta trước và sau thời điểm đổi mới là gì?
Câu 7:
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc các nước Á - Phi - Mĩ-latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã
Câu 8:
Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng, vì đây là nơi có
Câu 9:
Hội nghị Ianta (2-1945), thỏa thuận cho quân đội Mỹ được chiếm đóng và ảnh hưởng ở châu Âu gồm
Câu 10:
Từ phong trào yêu nước dân chủ công khai từ năm 1919 đến năm 1925, tiểu tư sản trí thức Việt Nam đã thành lập một trong những tổ chức chính trị nào sau đây?
Câu 11:
Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản?
Câu 12:
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, cách mạng miền Bắc có vai trò như thế nào?
Câu 13:
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam được Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) xác định là gì?
Câu 14:
Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ giai cấp nào trong xã hội Việt Nam?
Câu 15:
Một trong những nguyên nhân tan rã của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do