Câu hỏi:
13/07/2024 104Ý không đúng về nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là:
A. không bắt kịp bước phát triển của khoa học-kĩ thuật tiên tiến trên thế giới.
B. sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
C. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, quan liêu.
D. người dân không ủng, hộ, không hào hứng với chế độ XHCN.
Trả lời:
Phương pháp: Sgk Lịch sử 12, trang 17.
Cách giải:
Những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu:
- Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.
- Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương thực của các nước Tây Âu.
- Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.
- Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn.
Hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại. Trật tự thế giới hai cực đã kết thúc. Nhưng đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học như V.I.Lênin đã nói: “Nếu người ta nhận thức thực chất của vấn đề, thì có bao giờ người ta thấy trong lịch sử có một phương thức sản xuất mới nào lại đứng vững ngay được, mà lại không liên tiếp trải qua thất bại, nhiều sai lầm và tái phạm không?”
Chọn đáp án: D
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm chung của trật tự Vécxai - Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?
Câu 2:
Một điểm độc đáo về cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyến Tất Thành (1911 - 1920) so với các sĩ phu thức thời đầu thế kỉ XX là gì?
Câu 3:
Một trong những điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?
Câu 4:
Theo “Phương án Mao-bát -tơn", Ấn Độ đã bị chia cắt thành những quốc gia nào?
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây thể hiện tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
Câu 6:
Một trong những mục tiêu của cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp tại Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến là
Câu 8:
Nhận xét nào sau đây không đúng về Cách mạng tháng Tám năm 1945 Việt Nam?
Câu 9:
“Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và ý nghĩa chính trị quan trọng” là nhận định của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam?
Câu 10:
Đánh giá nào sau đây là đúng và đủ về thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong lòng xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp?
Câu 11:
Điểm mới của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 - 1941 so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 là
Câu 12:
Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên của tổ chức ASEAN?
Câu 13:
Ý nào dưới đây không đúng về quá trình mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX?
Câu 14:
Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp là do
Câu 15:
Nguyên nhân chung tạo nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) và kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam là