Câu hỏi:
07/03/2025 32Xác định phép nối trong những đoạn trích sau:
a. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Trả lời:

* Đáp án:
a. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)
* Kiến thức mở rộng:
PHÉP NỐI
1. Phép nối là gì?
Phép nối là phép sử dụng quan hệ từ hay cụm từ có tác dụng kết nối đứng ở đầu câu sau để liên kết với câu trước để làm rõ hơn mối quan hệ về nội dung giữa các câu. Các liên kết đó được gọi là phép nối hoặc phép nối liên kết. Phép nối được sử dụng ở câu đứng sau từ biểu thị quan hệ với câu đứng trước.
Phép nối thường sử dụng một số phương tiện liên kết như sử dụng các quan hệ từ, từ nối, các trợ từ, phụ từ, tính từ, kết ngữ hoặc quan hệ về chức năng cú pháp trong câu. Các từ hay được sử dụng trong phép nối như: Do đó, tiếp theo, tuy vậy, chỉ...
Ngoài ra phép nối còn được thể hiện qua nối bằng quan hệ chức năng cú pháp
Ví dụ: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ(2). (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Câu (1)-(2) nối với nhau bằng quan hệ từ "nhưng".
2. Ý nghĩa của phép nối
Đây là một trong các phép kết nối thường được dùng trong tiếng Việt. Nó có công dụng nối các câu có quan hệ với nhau trong đoạn văn, do đó phép nối này mang đầy đủ các ý nghĩa.
Phép nối có ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo nên sự kết nối khứ chỉ và hồi chỉ cho các bộ phận bên trong văn bản nằm ở vị trí trước và sau của nó. Vì vậy phép nối có tác dụng làm tăng tính mạch lạc cho câu, giúp người đọc hiểu được mối quan hệ mà tác giả muốn truyền tải.
3. Phân loại phép nối
Dựa theo đặc điểm mà chúng ta có thể phân loại phép nối liên kết câu và liên kết đoạn thành bốn loại bao gồm: phép nối tổ hợp từ, phép nối quan hệ từ, phép nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ và phép nối bằng quan hệ chức năng cú pháp.
- Nối quan hệ từ: Là những hư từ quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu như: và, với, thì, mà, còn, nhưng, vì, nếu, tuy...
+ Ví dụ 1: "Ngủ trọ phải hai xu một tối. Nếu chị không ăn cơm, ăn quả" (Tắt Đèn-Ngô Tất Tố)
Từ nối trong ví dụ trên là từ "nếu" có tác dụng liên kết hai câu và cho biết câu thứ hai là điều kiện của câu thứ nhất.
+ Ví dụ 2: Mẹ nói, miệng mỉm cười. Nhưng tôi biết mẹ có điều không vui.
Từ nối trong câu trên là "nhưng" liên kết giữa hai câu và cho biết câu sau tương phản với câu trước.
+ Ví dụ 3: "Giai cấp công nhân chẳng những đấu tranh để tự giải phóng cả loài người khỏi áp bức, bóc lột, cho nên lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của nhân dân là nhất trí". (Hồ Chí Minh)
- Nối tổ hợp từ
Đây là phép nối gồm có một kết từ kết hợp cùng một đại từ hoặc là có phụ từ hoặc những tổ hợp từ có nội dung nhằm chỉ quan hệ liên kết.
Những tổ hợp từ gồm có một kết từ với một đại từ hoặc phụ từ như: vì vậy, do đó, bởi thế, tuy vậy, nếu vậy, vậy mà, thế thì, với lại, vả lại...hoặc những tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ liên kết như nghĩa là, trên đây, tiếp theo, nhìn chung, tóm lại...
+ Ví dụ 1: "Xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết. Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch". (Nguyễn Công Hoan, Thịt người chết)
Từ nối "vì" và đại từ "vậy" đã liên kết với nhau thành một nhóm từ làm nhiệm vụ liên kết hai câu, đồng thời cho biết câu sau là kết quả của câu trước.
+ Ví dụ 2: Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, tù Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói".(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)
Danh từ "kết quả" kết hợp với động từ làm nhiệm vụ của từ nối để liên kết hai câu văn, đồng thời câu sau là kết quả của câu trước.
- Nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ
Phép nối trợ từ, phụ từ, tính từ có nghĩa là phép nối sử dụng một số trợ từ, phụ từ, tính từ mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện liên kết và nối các bộ phận trong văn bản.
Một số trợ từ, phụ từm tính từ tự thân mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện kết nối các bộ phận trong văn bản như: cũng, cả, lại, khác...
+ Ví dụ 1: Gà lên chuồng từ nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ duy có hai chú ngỗng vẫn tha thẩn ngoài sân (Tô Hoài).
+ Ví dụ 2: Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao)
+ Ví dụ 3: Tôi biết trong vụ này anh không phải là thủ phạm. Thủ phạm là người khác cơ (Trần Đình Vân).
- Nối theo quan hệ chức năng cú pháp (thành phần câu hiểu rộng)
Trong đa số các văn bản, đặc biệt là các văn bản nghệ thuật, có những câu chỉ tương đương một bộ phận nào đó (một chức năng cú pháp nào đó) của câu lân cận hữu quan. Đó là những câu dưới bậc, hoặc ngữ trực thuộc.
Phép nối theo quan hệ chức năng, cú pháp được hiểu là phép nối sử dụng những câu chỉ tương đương với bộ phận nào đó hoặc chức năng cú pháp nào đó của một câu liên quan nhằm mục đích có thể liên kết.
+ Ví dụ 1: (Câu dưới bậc tương đương bổ ngữ của động từ): Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ (Phạm Hổ).
+ Ví dụ 2: (Câu dưới bậc tương đương trạng ngữ của câu): Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn(Nam Cao).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm trạng ngữ của mỗi câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung thông tin gì cho câu.
c. Tháng Ba, hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc.
Câu 2:
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các trường hợp sau:
e. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 3:
Xác định trạng ngữ của các câu trong mỗi đoạn văn sau:
b. Sáng sớm, gà mẹ dẫn gà con đi kiếm mồi. Bằng những cái móng sắc nhọn, nó nhanh nhẹn bới đất, dùng mỏ kẹp chặt lấy con giun. Nghe tiếng mẹ, đàn gà con xúm lại, chờ được chia phần. Góc vườn, bác chuối già rung rinh tay lá như khen ngợi những chú gà bé bỏng. Nắng, gió cũng hoà nhịp vui theo.
Theo Thu Tâm
Câu 4:
Tìm 3 - 5 từ chỉ thái độ, cách đánh giá của người nói về mức độ tin cậy của sự việc được nói tới. Sắp xếp chúng theo trình tự tăng dần độ tin cậy và đặt một câu với mỗi từ đó.
Tìm 3 - 5 từ chỉ thái độ, cách đánh giá của người nói về mức độ tin cậy của sự việc được nói tới. Sắp xếp chúng theo trình tự tăng dần độ tin cậy và đặt một câu với mỗi từ đó.
Câu 5:
Bản sắc, ưu tư, truyền thông là các từ có yếu tố Hán Việt. Lập bảng theo mẫu được gợi ý sau đây để xác định nghĩa của chúng:
Từ cần xác định nghĩa |
Những từ khác có yếu tố Hán Việt tương tự |
Nghĩa của từng yếu tố |
Nghĩa của từng yếu tố |
|
bản sắc |
bản
sắc |
bản chất, bản lĩnh, bản quán, nguyên bản, …
sắc thái, sắc độ, sắc tố, … |
bản: …
sắc: … |
bản sắc: … |
ưu tư |
ưu
tư |
…
… |
…
… |
… |
… |
… … |
… … |
… … |
… |
Câu 6:
Viết theo yêu cầu:
c. Đoạn văn liệt kê các loại thực vật kì lạ ở Nam Mỹ mà em đã được học, trong đó có sử dụng dấu gạch gang.
Câu 7:
Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau:
a. Tôi nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật
Câu 8:
Điền dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau:
b. Tài liệu Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cảnh, Kĩ thuật trồng cây cảnh,... đã giúp ông có vườn cây mà nhiều người mong ước.
Câu 9:
Đặt 2 – 3 câu nói về một người anh hùng dân tộc và xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu
Câu 10:
Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ (nếu có) trong các câu sau:
a. Nhìn qua ô cửa, ta có cảm tưởng như đứng trước một bể nuôi cá khổng lồ.
(Giuyn Véc- nơ, Dòng “Sông Đen”)
Câu 11:
Ngoài cách ghi như trong văn bản Thủy tiên tháng Một của tác giả Thô – mát L. Phrit-man, nguồn tài liệu tham khảo đó có thể được trình bày theo cách khác: đặt ở một phần riêng cuối văn bản. Cụ thể như sau:
Tài liệu tham khảo
1. Tổ chức khí tượng thế giới (07/8/2007), “Trên toàn cầu, năm 2007 đang trên đà trở thành một năm thời tiết khắc nghiệt", https://edition.cnn.com/2007/TECH/ science/08/07/weather.extremes/index.html
2. Cri-xtốp-phơ Ma-gơ (Christopher Maag) (13/6/2008), “Ở phía đông Ai-O-oa, thành phố sẽ không bao giờ ngập lụt” nằm dưới độ sâu 12 feet) ", https://www.nytimes. com/2008/06/13/us/13flood.html
Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa hai cách ghi nguồn tài liệu tham khảo nêu trên. Theo tìm hiểu của em, trong hai cách ghi đó, cách nào được sử dụng phổ biến hơn trên sách báo hiện nay?
Tài liệu tham khảo
1. Tổ chức khí tượng thế giới (07/8/2007), “Trên toàn cầu, năm 2007 đang trên đà trở thành một năm thời tiết khắc nghiệt", https://edition.cnn.com/2007/TECH/ science/08/07/weather.extremes/index.html
2. Cri-xtốp-phơ Ma-gơ (Christopher Maag) (13/6/2008), “Ở phía đông Ai-O-oa, thành phố sẽ không bao giờ ngập lụt” nằm dưới độ sâu 12 feet) ", https://www.nytimes. com/2008/06/13/us/13flood.html
Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa hai cách ghi nguồn tài liệu tham khảo nêu trên. Theo tìm hiểu của em, trong hai cách ghi đó, cách nào được sử dụng phổ biến hơn trên sách báo hiện nay?
Câu 12:
Viết theo yêu cầu:
b. 1 – 2 câu giới thiệu về một cảnh vật mà em biết, trong đó có câu sử dụng dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang.
Câu 13:
Tìm trạng ngữ của mỗi câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung thông tin gì cho câu.
b. Dưới chân đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
Câu 14:
Tìm và xác định chức năng của số từ trong các câu sau:
đ. Mỗi khi giúp dỡ những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà nội lại sắp xếp dăm cái lên đĩa để thắp hương trên ban thờ.
(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc)
Câu 15:
Tóm lược ý của từng đoạn văn trong một câu và nêu tính chất của các đoạn văn làm cơ sở cho việc tóm lược như vậy:
Đoạn thứ nhất |
|
Đoạn thứ hai |
|
Tính chất của các đoạn văn làm cơ sở cho việc tóm lược: |