Câu hỏi:
14/11/2024 145Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn đã có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?
A. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
B. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, bước đầu thống nhất đất nước.
C. Thiết lập vương triều mới tiến bộ hơn chính quyền Lê - Trịnh, Nguyễn.
D. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Đây là một khẳng định quá rộng, vì sau khi lật đổ các thế lực phong kiến, đất nước vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách, đặc biệt là các cuộc xâm lược từ bên ngoài.
=>A sai
Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn đã: xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
=> B đúng
Mặc dù Tây Sơn đã có những cải cách nhất định, nhưng việc đánh giá vương triều Tây Sơn có tiến bộ hơn các triều đại trước là một vấn đề phức tạp và cần nhiều góc nhìn khác nhau.
=> C sai
Việc thống nhất đất nước là một quá trình lâu dài, và Tây Sơn mới chỉ thực hiện được bước đầu.
=> D sai
*Kiến thức mở rộng
I. Nguyên nhân bùng nổ
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu.
- Tầng lớp quý tộc, quan lại chỉ quan tâm đến các thú vui chơi và hưởng thụ.
- Trương Phúc Loan thâu tóm hết quyền hành, làm nhiều điều bạo ngược và nhũng nhiễu nhân dân.
- Nhân dân Đàng Trong phải chịu chế độ thuế khoá nặng nề. Thiên tai, mất mùa và nạn đói thường xuyên xảy ra.
- Nạn đói kéo dài, trộm cướp cũng nổi lên khắp nơi.
=> Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đến vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai) lập căn cứ, tập hợp nhân dân dựng cờ khởi nghĩa.
II. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn
1. Lật đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh và vua Lê
- Phong trào Tây Sơn đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.
- Lực lượng và thanh thế nghĩa quân ngày càng lớn mạnh, lần lượt lật đổ chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh và vua Lê.
2. Đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược
a) Đánh bại quân Xiêm xâm lược (1785)
- Sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ (1777), Nguyễn Ánh tập hợp lực lượng, chống lại quân Tây Sơn. Sau nhiều lần liên tiếp bị quân Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh sang Xiêm cầu viện.
- Cuối năm 1784, vua Xiêm sai tướng Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 5 vạn quân tiến vào Gia Định, với sự dẫn đường của Nguyễn Ánh.
- Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ đem binh thuyền vào đánh đuổi quân Xiêm.
- Ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ cho quân đánh nghi binh, nhử quân Xiêm vào trận địa mai phục, sau đó bất ngờ chặn đánh.
=> Quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn quân chạy thoát về nước.
b) Đại phá quân Thanh xâm lược (1789)
- Giữa năm 1788, vua Lê Chiêu Thống cùng một số quan đại thần chạy lên phía bắc, rồi cho người sang cầu viện nhà Thanh.
- Vua Thanh là Càn Long cử Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân, chia làm bốn đạo tiến vào Đại Việt theo ba hướng chính: Tuyên Quang, Cao Bằng và Lạng Sơn.
- Cuối tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (lấy niên hiệu là Quang Trung) rồi thần tốc tiến quân ra Bắc.
- Đêm 30 Tết Kỷ Dậu (1789), 5 đạo quân Tây Sơn cùng tiến ra Thăng Long.
- Sau 5 ngày (từ đêm 30 Tết đến trưa ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu), quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, trong đó thắng lợi tiêu biểu là trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
=> Tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống không kịp thoát thân đã thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị hoảng sợ, phải bỏ lại quân sĩ phía sau để tháo chạy về nước.
III. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
* Nguyên nhân thắng lợi
- Ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột cùng truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc.
- Tinh thần đoàn kết, đồng lòng của nghĩa quân và sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
- Sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân, đặc biệt là vai trò của Nguyễn Huệ – Quang Trung.
* Ý nghĩa lịch sử
- Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.
- Xoá bỏ ranh giới sông Gianh (phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài), lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh – Lê,
- Đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, đồng thời để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 7 (Cánh Diều): Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam?
Câu 5:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn?
Câu 7:
Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng
Câu 8:
Đoạn tư liệu dưới đây phản ánh vấn đề nào trong xã hội ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII?
Tư liệu. “Việc buôn bán gặp khó khăn vì “muốn công việc được dễ dàng, trôi chảy thì phải có lễ vật đút lót, hối lộ cho bọn quan lại, hào trưởng; nếu không thì bị trộm cắp, bị gặp mọi điều trở ngại, phiền phức”. (C. Mi-bơn, Lịch sử An Nam hiện đại, Pa-ri, 1919, trang 163)
Câu 9:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nét độc đáo trong cách đánh của quân Tây Sơn khi chiến đấu với quân Mãn Thanh xâm lược (1788 - 1789)?
Câu 10:
Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau?
“Cùng em Huệ, Lữ khởi binh,
Sau xưng hoàng đế, đóng đinh Đồ Bàn?”
Câu 12:
Nguyễn Huệ lựa chọn đoạn xông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm nơi quyết chiến với quân Xiêm, vì
Câu 13:
Sau khi đánh bại gần 4 vạn quân Xiêm trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút, quân Tây Sơn đã làm chủ được vùng đất nào dưới đây?
Câu 14:
Trong những năm 1786 - 1788, quân Tây Sơn đã mấy lần tiến quân ra Thăng Long?