Câu hỏi:
07/10/2024 248Việc trao đổi các hàng hóa với nhau trên thị trường thực chất là trao đổi
A. Giá trị sử dụng khác nhau của hàng hóa.
B. Những lượng lao động hao phí bằng nhau ẩn chứa trong hàng hóa.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Giá trị của hàng hóa.. Giá trị của hàng hóa.
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Việc trao đổi các hàng hóa với nhau trên thị trường thực chất là trao đổi Những lượng lao động hao phí bằng nhau ẩn chứa trong hàng hóa.
Theo đó, trong quá trình trao đổi hàng hóa, không phải giá trị sử dụng của hàng hóa quyết định sự trao đổi mà là giá trị của chúng, và giá trị này được xác định bởi lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra chúng.
Cụ thể:
-
Giá trị của hàng hóa: Theo Marx, giá trị của một hàng hóa không chỉ nằm ở chức năng, công dụng của nó (giá trị sử dụng), mà chủ yếu được quyết định bởi lao động trừu tượng, tức là tổng số lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
-
Lao động hao phí: Đây là khái niệm liên quan đến thời gian lao động cần thiết và lượng sức lao động mà người công nhân bỏ ra để sản xuất ra một sản phẩm. Mỗi sản phẩm được trao đổi trên thị trường dựa trên sự ngang bằng của lượng lao động hao phí trong quá trình sản xuất chúng.
Vì vậy, khi hàng hóa được trao đổi, thực chất là quá trình trao đổi các lượng lao động mà người lao động đã bỏ ra để tạo ra chúng.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Nội dung bài học
1. Hàng hóa
a. Hàng hóa là gì
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.
- Ba điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa:
+ Do lao động tạo ra.
+ Có công dụng nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
+ Trước khi đi vào tiêu dung phải thông qua mua – bán.
- Các dạng tồn tại :
+ Dạng vật thể (hữu hình)
+ Dạng phi vật thể (hàng hóa dịch vụ).
b. Hai thuộc tính của hàng hóa
- Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
- Giá trị của hàng hóa:
+ Được biểu hiện ra bên ngoài thông qua giá trị trao đổi của nó.
+ Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
=>Hàng hóa là sự thống nhất của hai thộc tính: giá trị sử dụng và giá
trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa.
Xem thêm các bìa viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - Thị trường - Tiền tệ
Mục lục Giải GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Việc phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có nhiều lãi là kết quả tác động nào của quy luật giá trị?
Câu 2:
Để có được lợi nhuận cao và giành được ưu thế cạnh tranh người sản xuất phải đảm bảo điều kiện nào sau đây?
Câu 4:
Cho bảng số liệu sau:
Nhóm sản xuất (triệu m) | Số lượng hàng hóa | Thời gian lao động cá biệt để sản xuất 1m vải (giờ) |
A | 10 | 1 |
B | 5 | 2 |
C | 85 | 3 |
Hãy tính thời gian lao động xã hội cần thiết của 1 mét vải làm cơ sở xác định giá cả 1 mét vải bán ra trên thị trường?
Câu 7:
Một hàng hóa sản xuất ra có được thị trường thừa nhận hay không thể hiện thông qua số lượng hàng hóa
Câu 8:
Nắm bắt thông tin trên thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với người mua hàng?
Câu 9:
Việc là chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của quy luật giá trị?
Câu 10:
Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là gì?
Câu 15:
Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường và bán được, khi đó chi phí để sản xuất ra hàng hóa đó được xã hội chấp nhận, giá trị của hàng hóa được thực hiện, lúc này thị trường đã thực hiện chức năng