Câu hỏi:

19/12/2024 306

Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.

Đáp án chính xác

B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.

C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.

D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: A

Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa đã góp phần củng cố nền văn hóa truyền thống và làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.

=> A đúng

Quá trình tiếp thu văn hóa là một quá trình giao thoa, kết hợp, không phải là sự thay thế hoàn toàn.

=> B sai

Việc tiếp thu văn hóa mới chắc chắn sẽ dẫn đến những thay đổi nhất định trong văn hóa bản địa.

=> C sai

Việc tiếp thu văn hóa không đồng nghĩa với việc phụ thuộc hoàn toàn. Các dân tộc Đông Nam Á đã tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo, tạo ra những giá trị văn hóa riêng.

=> D sai

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

a) Bối cảnh lịch sử

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (còn được gọi là Cách mạng kĩ thuật số), diễn ra trong khoảng nửa sau thế kỉ XX.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba ra đời trên cơ sở:

+ Kế thừa những bước tiến của khoa học, kĩ thuật vào đầu thế kỉ XX.

+ Sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là Thuyết tương đối của An-be Anh-xtanh (Đức)

+ Nhu cầu phục vụ chiến tranh và chạy đua vũ trang đã thúc đẩy chính phủ các nước đầu tư vào nghiên cứu khoa học, hoạt động sáng chế để chế tạo ra nhiều loại vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân, hiện đại.

+ Sự vơi cạn các nguồn tài nguyên hoá thạch (dầu mỏ, than đá,...), thách thức về bùng nổ và già hoá dân số, nhu cầu lớn về nguyên vật liệu cho sản xuất đã đặt ra yêu cầu phải tìm ra những nguồn năng lượng mới, vật liệu mới thay thế, cũng như phát triển các ngành sử dụng ít năng lượng.

b) Những thành tựu cơ bản

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba tạo ra nhiều phát minh lớn về công cụ sản xuất như: máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động, người máy; internet, công nghệ thông tin; những vật liệu mới, nguồn năng lượng mới,...

- Thành tựu quan trọng đầu tiên của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của máy tính.

- Tự động hoá và công nghệ rô-bốt ra đời đã giúp giải phóng sức lao động của con người, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm công nghiệp

- Sự xuất hiện của mạng internet, việc kết nối giữa các khu vực trên thế giới, chia sẻ thông tin giữa các thiết bị được thực hiện một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.

- Sự ra đời của mạng kết nối internet không dây là một bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông tin.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn gắn với thành tựu trong công cuộc chinh phục vũ trụ của hai cường quốc là Mỹ và Liên Xô.

II. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

a) Bối cảnh lịch sử

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là Cách mạng 4.0) bắt đầu từ những năm đầu tiên của thế kỉ XXI và vẫn đang tiếp diễn.

- Cuộc Cách mạng 4.0 diễn ra trong bối cảnh:

+ Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghiệp với những tiến bộ lớn về khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

+ Thừa hưởng thành tựu của Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba, trong đó quan trọng nhất là thành tựu trong lĩnh vực công nghệ kĩ thuật số, khi internet ngày càng phổ biến, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực.

- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển.

b) Những thành tựu cơ bản

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn liền với những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ in 3D, tự động hoá, vật liệu mới, Công nghệ gen, công nghệ na-nô,...

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa mới bắt đầu, nhưng hứa hẹn sẽ tạo ra những thay đổi lớn lao trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của thế kỉ XXI.

 

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Sự đa dạng về cư dân, tộc người tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

Xem đáp án » 19/12/2024 1,373

Câu 2:

Tổ chức xã hội phổ biến ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại là

Xem đáp án » 19/12/2024 929

Câu 3:

Văn minh Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á chủ yếu qua con đường nào?

Xem đáp án » 21/07/2024 427

Câu 4:

Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nền văn minh nào sau đây?

Xem đáp án » 19/12/2024 252

Câu 5:

Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Trung Hoa?

Xem đáp án » 19/12/2024 250

Câu 6:

Những tôn giáo lớn nào sau đây của Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu Công nguyên?

Xem đáp án » 19/12/2024 234

Câu 7:

Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, nền văn minh bản địa được hình thành ở khu vực Đông Nam Á là

Xem đáp án » 19/12/2024 227

Câu 8:

Tôn giáo nào sau đây của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc?

Xem đáp án » 19/12/2024 218

Câu 9:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của biển đối với các quốc gia Đông Nam Á?

Xem đáp án » 19/12/2024 217

Câu 10:

Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?

Xem đáp án » 19/12/2024 197

Câu 11:

Đa số các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của khí hậu nào?

Xem đáp án » 19/12/2024 189

Câu 12:

Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm bao nhiêu quốc gia?

Xem đáp án » 19/12/2024 184

Câu 13:

Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp biển?

Xem đáp án » 19/12/2024 162

Câu 14:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?

Xem đáp án » 19/12/2024 157

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »