Câu hỏi:
19/09/2024 124Việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế?
A. Làm hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc
B. Tạo ra thế cân bằng của Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa trong Hội đồng Bảo an
C. Khẳng định vị thế của Liên Xô trong tổ chức Liên hợp quốc
D. Thể hiện được Liên Xô là nước có nhiều đóng góp trong Chiến tranh thế giới
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa Làm hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc,trong quan hệ quốc tế.
Phương pháp: nhận định, phân tích
Cách giải: Trong 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ thì 4 nước tư bản: Anh, Pháp, Trung Quốc, Mỹ còn Liên Xô là nước XHCN duy nhất.
+ Trước khi tổ chức Liên hợp quốc được thành lập thì sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tổ chức Hội Quốc liên đã được thành lập nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Tuy nhiên, trong tổ chức Hội Quốc liên chỉ có các nước tư bản thắng trận. Việc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô trở thành nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã mở ra sự khác biệt, đó là lần đầu tiên trong tổ chức duy trì hòa bình và an ninh thế giới, các nước thành viên không chỉ là các nước TBCN.
+ Liên Xô (sau đó là Liên bang Nga) là thành viên của Liên hợp quốc đã góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc. Cụ thể là thông qua nguyên tắc đồng thuận, nếu có 1 phiếu không đồng ý thì các quyết nghị của Liên hợp quốc không được thông qua.
→ A đúng.B,C,D sai.
* SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC
1. Sự thành lập:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc → nhân dân thế giới có nguyện vọng chung sống, giữ gìn hòa bình.
- Tại Hội nghị Ianta, các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất thành lập 1 tổ chức quốc tế mang tên Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới.
- Hội nghị Xan Phranxico (tháng 4 đến tháng 6/1945) đã thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
2. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động.
a. Mục tiêu:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
- Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
b. Nguyên tắc hoạt động: Liên hợp quốc hoạt động theo 5 nguyên tắc sau:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
3. Cơ cấu tổ chức:
Gồm 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng Quản thác, tòa án quốc tế và Ban thư kí.
4. Vai trò:
- Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- Có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực.
- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế,....
II. SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ THỐNG ĐỐI LẬP
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra nhiều sự kiện quan trọng với xu hướng hình thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa:
- Thứ nhất: Sự hình thành của hai nhà nước ở Đức với hai chế độ chính trị khác nhau vào năm 1949.
+ Tháng 9/1949, Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập – đi theo con đường TBCN.
+ Tháng 10/1949, Cộng hòa dân chủ Đức ra đời – đi theo con đường XHCN.
- Thứ hai: Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu và mối quan hệ giữa Liên Xô – các nước Đông Âu ngày càng được củng cố
→ Hệ thống XHCN được hình thành.
- Thứ ba: Mĩ thực hiện kế hoạch Mác-san nhằm mục đích lôi kéo, khống chế các nước Tây Âu vào khối liên minh chống Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới.
⇒ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở châu Âu đã xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu TBCN và Đông Âu XHCN.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nào?
Câu 2:
Sự khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh lạnh so với các cuộc Chiến tranh thế giới là
Câu 3:
Năm 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu thành lập
Câu 4:
Trong công cuộc xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX), Liên Xô đi đầu trong lĩnh vực nào?
Câu 5:
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, nhân dân miền Bắc nước ta tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nào?
Câu 6:
Một trong những kết quả quan trọng của phong trào “Đồng khởi”(1959-1960) là
Câu 7:
Bản chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là
Câu 8:
Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng nội với mục tiêu
Câu 9:
Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và hai cuộc Kháng chiến chống ngoại xâm (1945- 1975) ở Việt Nam là:
Câu 10:
Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào?
Câu 11:
Cuối năm 1950, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi với mong muốn
Câu 12:
Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
Câu 13:
Chiến dịch nào đã mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở miền Nam, Việt Nam?
Câu 15:
Cơ sở quan trọng nhất để chính quyền cách mạng giải quyết khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám 1945 là