Câu hỏi:

19/09/2024 224

Việc ký kết Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 đã thể hiện 

A. sự nhượng bộ của ta trong việc ký kết hiệp định

B. sự thoả hiệp của Đảng và Chính phủ ta

C. vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đáp án chính xác

D. sự hạn chế trong lãnh đạo của Đảng

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án là : C

- Việc ký kết Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 đã thể hiện vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Vì với việc ký kết Hiệp định Sơ bộ, ta đã đuổi được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước, có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp về sau. + thể hiện vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

-A loại vì ta lựa chọn kí Hiệp định Sơ bộ là giải pháp hòa để tiến và việc ký kết Hiệp định Sơ bộ mang lại lợi cho cả ta và Pháp nên việc nêu sự nhượng bộ như phương án này là chưa phù hợp.

-B loại vì Đảng và Chính phủ ta không thỏa hiệp.

-D loại vì việc kí kết Hiệp định Sơ bộ không phải là hạn chế trong lãnh đạo của Đảng mà là 1 thắng lợi trong lãnh đạo của Đảng. 

* Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta.

a. Bối cảnh lịch sử

- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp âm mưu đưa quân ra Bắc để thôn tính toàn bộ Việt Nam.

- Để thực hiện được âm mưu tiến quân ra Bắc, Pháp đã điều đình với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc → 28/2/1946, Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết.

⇒ Hiệp ước Hoa – Pháp đặt nhân dân Việt Nam trước 2 sự lựa chọn: hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.

b. Chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Chủ trương của Đảng: Ban thường vụ trung ương Đảng đã quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến”: tạm thời hòa hoãn với Pháp để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước và tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này.

- Sách lược:

* Kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ.

- Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện Chính phủ Pháp là xanh-tơ-ni bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).

 Nội dung Hiệp định Sơ bộ:

+ Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, quân đội riêng, nghị viện và tài chính riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

+ Chính phủ Việt Nam cho phép 15000 quân Pháp vào Miền Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số quân này sẽ rút dần trong thời hạn năm năm.

+ Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức ở Pa-ri.

* Kí với Pháp bản Tạm ước (14/9/1946)

- Sau Hiệp định Sơ bộ, Việt Nam tiếp tục đấu tranh ngoại giao với Pháp để đi đến kí một hiệp định chính thức. Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã cử đoàn đám phán với Pháp ở Hội nghị trù bị ở Đà Lạt (cuối tháng 4 đến giữa tháng 5/1946) và Hội nghị ở Phông-ten-nơ-blô (Pháp).

- Thái độ hiếu chiến và ngoan cố của Pháp khiến cho các cuộc đàm phán thất bại => quan hệ Việt – Pháp trở nên cẳng thẳng, nguy cơ một cuộc chiến tranh đang đến gần.

⇒ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động đàm phán và kí với đại diện chính phủ Pháp bản Tạm ước (14/9/1946).

c. Ý nghĩa:

- Tránh đối đầu quân sự với nhiều kẻ thù cùng một lúc.

- Mượn tay Pháp đẩy 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc ra khỏi miền Bắc Việt Nam.

- Giúp Việt Nam có thêm thời gian hòa hoãn cần thiết để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài sau này.

- Thiện chí hòa bình của Việt Nam đã khiến cho nhân dân Pháp, nhân dân thế giới hiểu rõ vấn đề Việt Nam, qua đó tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của họ cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? 

Xem đáp án » 22/07/2024 404

Câu 2:

Tác động của Hiệp định Giơnevơ đối với cách mạng Việt Nam là 

Xem đáp án » 17/07/2024 314

Câu 3:

“Dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập" là chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự kiện nào? 

Xem đáp án » 17/07/2024 311

Câu 4:

Qua phong trào 1936 - 1939, Đảng thấy được những hạn chế của mình về 

Xem đáp án » 20/07/2024 303

Câu 5:

Yếu tố nào dưới đây không phản ánh bước phát triển cao hơn của chiến dịch Biên giới 1950 so với chiến dịch Việt Bắc 1947? 

Xem đáp án » 21/07/2024 287

Câu 6:

Sự kiện nào dưới đây kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam (1945 - 1954) 

Xem đáp án » 17/07/2024 274

Câu 7:

Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm 

Xem đáp án » 23/10/2024 273

Câu 8:

Điểm mới trong xác định kẻ thù của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1951 - 1953 so với giai đoạn 1946-1950 là gì? 

Xem đáp án » 22/07/2024 267

Câu 9:

Để giải quyết nạn đói trước mắt sau Cách mạng tháng Tám, Đảng Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp gì dưới đây? 

Xem đáp án » 21/07/2024 255

Câu 10:

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã khẳng định nhân tố đầu tiên đảm bảo thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc là 

Xem đáp án » 21/11/2024 252

Câu 11:

Phong trào đấu tranh công khai rộng lớn của quần chúng trong phong trào 1936 - 1939 mở đầu bằng sự kiện nào? 

Xem đáp án » 22/07/2024 246

Câu 12:

Thành quả quan trọng nhất của những ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội là gì? 

Xem đáp án » 17/07/2024 236

Câu 13:

Bước vào Đông Xuân 1953 - 1954, âm mưu của Pháp - Mĩ ở Đông Dương là 

Xem đáp án » 23/07/2024 234

Câu 14:

Nét nổi bật của tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 là

Xem đáp án » 22/07/2024 234

Câu 15:

Đầu 1950, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương chứng tỏ 

Xem đáp án » 18/08/2024 218

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »