Câu hỏi:
18/08/2024 191Đầu 1950, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương chứng tỏ
A. cuộc chiến tranh Đông Dương có tính chất của cuộc Chiến tranh lạnh
B. nhân dân Đông Dương giờ đây chỉ tập trung đối phó với Mĩ
C. Mĩ sẽ thay thế Pháp tại chiến trường Đông Dương
D. Mĩ chỉ muốn hỗ trợ Pháp trong chiến tranh Đông Dương
Trả lời:
Đáp án A
Giải thích:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đưa ra học thuyết Truman -> đưa quan hệ đồng minh của Mĩ và Liên Xô thành quan hệ đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh.
- Trong khi đó, năm 1950, Liên Xô, Trung Quốc và sau đó là các nước xã hội chủ nghĩa khác thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam + Mĩ lại từng bước can thiệp sâu và dính líu vào cuộc chiến tranh Đông Dương bằng việc ủng hộ kế hoạch Rơve và viện trợ kinh tế, quân sự cho Pháp.
=> Hành động này của Mĩ đã biến cuộc chiến tranh Đông Dương mang thêm tính chất của chiến tranh lạnh. => Chọn
- B loại vì năm 1950 thì Pháp là kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương => nhân dân Đông Dương kháng chiến chống Pháp.
- C loại vì Hiệp định Giơ nevow năm 1954, Mĩ đã thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
- D loại vì Mĩ muốn thay chân Pháp trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
* Mỹ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh
- Từ tháng 5/1949, Mỹ can thiệp sâu vào chiến tranh xâm lược Đông Dương:
+ 23/12/1950, ký với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương, viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính cho Pháp, từng bước thay Pháp ở Đông Dương.
+ Tháng 9/1951, ký với Bảo Đại “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mỹ”.
- Viện trợ của Mỹ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong ngân sách chiến tranh Đông Dương.
- Các phái đoàn viện trợ kinh tế, cố vấn quân sự Mỹ đến Việt Nam ngày càng nhiều. Các trung tâm, trường huấn luyện Mỹ tuyển chọn người Việt Nam sang Mỹ học.
* Kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi
- 6/12/1950 dựa vào viện trợ Mỹ, Tướng Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi (De Lattre de Tassiny), đề ra kế hoạch mới, mong kết thúc nhanh chiến tranh.
- Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi có 4 điểm chính:
+ Tập trung quân Âu - Phi xây dựng một lực lượng cơ động mạnh, phát triển nguỵ quân, xây dựng “quân đội quốc gia”.
+ Xây dựng phòng tuyến công sự xi măng cốt sắt (boong ke), lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm ngăn chặn chủ lực ta và kiểm soát ta đưa nhân, tài, vật lực ra vùng tự do.
+ Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng của chúng.
+ Đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp, chiến tranh tâm lý kết hợp với chiến tranh kinh tế.
⇒ Làm cho cuộc đấu tranh của ta ở vùng sau lưng địch trở nên khó khăn, phức tạp.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
Câu 3:
“Dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập" là chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự kiện nào?
Câu 4:
Qua phong trào 1936 - 1939, Đảng thấy được những hạn chế của mình về
Câu 5:
Sự kiện nào dưới đây kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam (1945 - 1954)
Câu 6:
Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm
Câu 7:
Yếu tố nào dưới đây không phản ánh bước phát triển cao hơn của chiến dịch Biên giới 1950 so với chiến dịch Việt Bắc 1947?
Câu 8:
Điểm mới trong xác định kẻ thù của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1951 - 1953 so với giai đoạn 1946-1950 là gì?
Câu 9:
Để giải quyết nạn đói trước mắt sau Cách mạng tháng Tám, Đảng Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp gì dưới đây?
Câu 10:
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã khẳng định nhân tố đầu tiên đảm bảo thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc là
Câu 11:
Phong trào đấu tranh công khai rộng lớn của quần chúng trong phong trào 1936 - 1939 mở đầu bằng sự kiện nào?
Câu 12:
Thành quả quan trọng nhất của những ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội là gì?
Câu 13:
Bước vào Đông Xuân 1953 - 1954, âm mưu của Pháp - Mĩ ở Đông Dương là
Câu 14:
Nét nổi bật của tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 là