Câu hỏi:

18/11/2024 114

Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?

A. Kết quả của việc mở rộng các tổ chức liên kết kinh tế

B. Kết quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghiệp hiện đại

C. Kết quả của việc mở rộng quan hệ thương mại giữa các cường quốc

D. Là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học –kĩ thuật hiện đại

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : D

- Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược vì toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học –kĩ thuật hiện đại.

- Phương pháp: sgk 12 trang 70

- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai ra đời và phát triển là do nhu cầu đòi hỏi về cuộc sống hàng ngày của con người, khi đó lực lượng sản suất ngày càng tăng lên mạnh mẽ . LLSX bao gồm hệ thống những tư liệu sản xuất ; vốn, máy móc....người lao động.

→Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên của những mối liên hệ ,những ảnh hưởng tác động qua lại ;lẫn nhau phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia trên thế giới , nó là một xu thế khách quan , một thực tế không thể đảo ngược.

→ D đúng,A,B,C sai.

* Mở rộng:

XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

1. Thời gian: từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

2. Bản chất: toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

3. Biểu hiện:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

+ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập kỉ 90, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã tăng 12 lần.

+ Nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

+ khoảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những công ti này tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu.

- Sự sát nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học - kĩ thuật.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

+ Ví dụ: Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU),...

⇒ Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thưc tế không thể đảo ngược được.

4. Tác động của xu thế toàn cầu hóa

* Tác động tích cực:

- Thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội của lực lượng sản xuất.

- Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

* Tác động tiêu cực:

- Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu –nghèo trong từng nước và giữa các nước.

- Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống con người kém an toàn (từ kém an toàn về kinh tế, tài chính đến kém an toàn về chính trị).

- Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia v.v..

5. Thời cơ và thách thức của các dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa

a. Thời cơ:

- Chiếm lĩnh thị trường.

- Có điều kiện tiếp thu các thành tựu khoa học – công nghệ.

- Tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí,...

b. Thách thức:

- Nguy cơ mất độc lập, chủ quyền.

- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trườn thế giới.

- Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ.

- Vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc,...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

 
 

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Năm 1965, Mỹ bắt đầu tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục Bộ” ở Miền Nam Việt Nam khi đang

Xem đáp án » 21/07/2024 1,402

Câu 2:

Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 369

Câu 3:

Vì sao nói: cuộc đấu tranh của công nhân xưởng máy Ba Son (tháng 8/1925) đánh dấu bước ngoặt của phong trào công nhân Việt Nam?

Xem đáp án » 21/07/2024 277

Câu 4:

Năm 1923, một số địa chủ và tư sản Việt Nam đã tổ chức phong trào đấu tranh nào dưới đây?

Xem đáp án » 20/07/2024 204

Câu 5:

Mặt trận “Việt Nam độc lập Đồng minh” thành lập năm 1941 vừa thể hiện nhiệm vụ cách mạng trong nước vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ quốc tế vì

Xem đáp án » 11/07/2024 194

Câu 6:

Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945 được tổ chức tại đâu?

Xem đáp án » 22/07/2024 193

Câu 7:

Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh( 1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam là về?

Xem đáp án » 22/07/2024 192

Câu 8:

Năm 1925, tác phẩm nào dưới đây của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản ở Pháp?

Xem đáp án » 22/07/2024 179

Câu 9:

Sự ra đời của NATO và Hiệp ước Vácsava có ý nghĩa như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 11/07/2024 176

Câu 10:

Những học thuyết nào đánh dấu sự “trở về” châu Á trong đường lối ngoại giao của Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX?

Xem đáp án » 11/07/2024 171

Câu 11:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết của giai cấp nông dân ở Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là?

Xem đáp án » 18/09/2024 162

Câu 12:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam( đầu năm 1930) và Luận Cương Chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương ( 10-1930) đều xác định?

Xem đáp án » 23/07/2024 151

Câu 13:

Sau khi Liên Xô tan rã (tháng 12/1991), Liên bang Nga

Xem đáp án » 14/07/2024 150

Câu 14:

Năm 1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi thành

Xem đáp án » 12/07/2024 149

Câu 15:

Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?

Xem đáp án » 18/07/2024 147

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »