Câu hỏi:

05/10/2024 317

Vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á?


A. Khu vực Đông Nam Á được coi như “ngã tư đường", là trung tâm giao thương và giao lưu văn hoá thế giới.


Đáp án chính xác

B. Đông Nam Á nằm giữa hai nền văn minh lớn của thế giới là Ấn Độ và Trung Hoa.

C. Hoạt động truyền giáo mạnh mẽ của các nhà truyền giáo từ bên ngoài.

D. Các tôn giáo phù hợp với đời sống tinh thần, tâm linh của cư dân bản địa.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á vì khu vực Đông Nam Á được coi như “ngã tư đường", là trung tâm giao thương và giao lưu văn hoá thế giới.

*Tìm hiểu thêm: "Tín ngưỡng, tôn giáo"

* Tín ngưỡng

- Trước khi chịu ảnh hưởng của các nền văn hoá lớn từ bên ngoài, ở Đông Nam Á đã tồn tại các hình thức tín ngưỡng bản địa phong phú, đa dạng.

- Về cơ bản, tín ngưỡng Đông Nam Á bao gồm ba nhóm chính:

+ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

+ Tín ngưỡng phồn thực

+ Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất

- Các hình thức tín ngưỡng bản địa được bảo tồn trong quá trình phát triển của lịch sử Đông Nam Á và tiếp tục tồn tại đến ngày nay

* Tôn giáo

- Bằng nhiều con đường khác nhau, các tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo lần lượt được du nhập vào Đông Nam Á và có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của cư dân từng quốc gia trong khu vực này.

+ Phật giáo du nhập từ khoảng những thế kỉ đầu Công nguyên và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hoá của cư dân nhiều nước (Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,...).

+ Hồi giáo được truyền bá thông qua hoạt động thương mại của các thương nhân Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XIII. Hồi giáo phát triển hưng thịnh ở Đông Nam Á với sự ra đời của các quốc gia Hồi giáo: Ma-lắc-ca, A-chê… vào các thế kỉ XV-XVII.

+ Đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin. Cùng với quá trình các nước phương Tây mở rộng xâm lược Đông Nam Á, Công giáo tiếp tục được truyền bá đến nhiều nước khác trong khu vực.

- Nhìn chung ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hoà hợp.

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Hãy lấy ví dụ về một thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc và cho biết ý nghĩa và giá trị của thành tựu đó.

Xem đáp án » 22/07/2024 13,986

Câu 2:

Nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á. Nhận xét về giá trị trường tồn của thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.

Xem đáp án » 22/07/2024 852

Câu 3:

Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?

Xem đáp án » 21/07/2024 379

Câu 4:

Ý nào không phản ánh đúng điểm chung của một số công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của cư dân Đông Nam Á như: đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), đền Ăng-co Vát và Ăng-co Thom (Cam-pu-chia), chùa Phật Ngọc (Thái Lan), chùa Vàng (Mi-an-ma), khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam)?

Xem đáp án » 22/07/2024 288

Câu 5:

Ý nào không đúng về các nhân tố cốt lõi của quá trình hình thành và phát triển nền văn minh trong khu vực Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

Xem đáp án » 21/07/2024 255

Câu 6:

Theo em, ý nào không phù hợp về ý nghĩa của việc cư dân các quốc gia Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết của mình từ thời kì cổ - trung đại?

Xem đáp án » 19/07/2024 225

Câu 7:

Nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện văn hoá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì?

Xem đáp án » 19/07/2024 214

Câu 8:

Nền văn minh bản địa ở khu vực Đông Nam Á là

Xem đáp án » 22/07/2024 208

Câu 9:

Khai thác Tư liệu 5 (Lịch sử 10, tr. 82), em biết cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ thông qua cách thức nào là chủ yếu?

Xem đáp án » 19/07/2024 193

Câu 10:

Tư liệu dưới đây giúp em biết điều gì về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?

“Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu Đông Nam Á đáng lẽ Có thể trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ, nhưng nó đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đúc như Cu-a-la Lăm-po, Xin-ga-po, Gia-các-ta, ...”.

(Theo Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 152 - 153)

Xem đáp án » 22/07/2024 186

Câu 11:

Các loại chữ viết như: Chăm cổ, Khơ-me cỔ, Mãi Lai cổ,... được sáng tạo trên cơ sở học tập loại chữ viết nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 185

Câu 12:

Truyện Kiều là tác phẩm được sáng tác và ghi lại bằng loại chữ nào?

Xem đáp án » 19/07/2024 178

Câu 13:

Các ngữ hệ chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á bao gồm:

Xem đáp án » 23/07/2024 165

Câu 14:

Với vị trí địa lí đặc biệt, điểm nổi bật của khu vực Đông Nam Á trong tiến trình phát triển nền văn minh là gì?

Xem đáp án » 23/07/2024 154

Câu 15:

Một trong những quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam là một vương quốc hàng hải hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á khoảng 7 thế kỉ đầu Công nguyên là

Xem đáp án » 22/07/2024 147

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »