Câu hỏi:
24/03/2025 53Việt Nam ở trong trái tim tôi
Ngày 23-2-1950, hàng trăm người dân Pháp. kéo về nhà ga thành phố Xanh Pi-e biểu tình, ngăn đoàn tàu chở xe tăng sang Việt Nam gây tội ác. Một trong những người dẫn đầu là chị Ray-mông Điêng, năm ấy 21 tuổi.
Đúng trong đoàn biểu tình, nghe tiếng còi hú vang, Ray-mông Điêng chỉ kịp nghĩ: "Bằng mọi cách, phải ngăn nó lại!". Chị lao ra khỏi đám đông, nằm úp mặt xuống đường ray xe lửa, hai tay dang rộng. Đoàn tàu băng băng tiến đến nhiều người hét lên. Nhận ra có người nằm trên đường sắt, lái tàu phanh gấp. Trượt thêm vài chục mét, chiếc đầu tàu dùng lại trước cô gái dũng cảm chỉ vài bước chân. Sau sự kiện đó, Ray-mông Điêng bị toà án binh xử tù. Nhưng trước sự phản đối mạnh mẽ của người dân, sau gần một năm giam giữ, chính quyền Pháp buộc phải trả tự do cho chị.
Tháng 10 năm 1956, Ray-mông Điêng sang thăm Việt Nam. Tại sân ga Hà Nội, hàng nghìn người hân hoan chào đón bà. Các em nhỏ tặng bà những bó hoa tươi thắm nhất. Cũng trong dịp ấy, bà đã vinh dự được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiếc đồng hồ đeo tay Bắc Hồ tặng là một trong những kỉ vật được bà trân trọng gìn giữ mãi. Ở tuổi 80, Ray-mông Điêng vẫn tiếp tục các hoạt động đấu tranh vì hoà bình và giúp đỡ trẻ em Việt Nam bị tật nguyền do chất độc màu da cam. Bà nói: "Việt Nam luôn rạng ngời và in đậm trong trái tim tôi.".
Ngày nay, con phố dẫn đến nhà ga diễn ra sự kiện Ray-mông Điêng chặn đoàn tàu chở xe tăng năm xưa được đặt tên là “Phố 23 tháng Hai 1950". Tên của người phụ nữ dũng cảm cũng được đặt cho một đường phố ở khu đô thị hiện đại Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
THEO HỒNG NHỊ - TRỊNH TUẤN
Vì sao bà Ray-mông Điêng phản đối việc đưa xe tăng sang Việt Nam?
Trả lời:

* Đáp án:
Vì phản đối chiến tranh và phản đối việc người Pháp gây tội ác ở Việt Nam
* Kiến thức mở rộng:
NỘI DUNG BÀI " VIỆT NAM Ở TRONG TRÁI TIM TÔI "
1. Nội dung chính
Đoạn văn kể về hành động dũng cảm của Ray-mông Điêng, một phụ nữ Pháp đã tham gia phong trào đấu tranh chống chiến tranh ở Việt Nam. Ngày 23-2-1950, chị cùng hàng trăm người dân biểu tình, ngăn chặn đoàn tàu chở xe tăng của Pháp sang Việt Nam. Không ngần ngại nguy hiểm, Ray-mông Điêng đã nằm xuống đường ray, buộc đoàn tàu phải dừng lại. Sau sự kiện đó, chị bị chính quyền Pháp bắt giam nhưng được trả tự do nhờ sự phản đối mạnh mẽ của người dân.
Năm 1956, Ray-mông Điêng sang thăm Việt Nam và được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng chiếc đồng hồ kỷ niệm. Dù đã cao tuổi, bà vẫn tiếp tục các hoạt động đấu tranh vì hòa bình và giúp đỡ trẻ em Việt Nam. Tên của bà được đặt cho nhiều con đường ở Pháp và Việt Nam, thể hiện sự ghi nhận của nhân dân hai nước đối với người phụ nữ dũng cảm này.
2. Ý nghĩa của đoạn văn
- Lòng dũng cảm và tinh thần đấu tranh vì chính nghĩa: Ray-mông Điêng dám đánh đổi mạng sống để ngăn chặn sự
tàn phá do chiến tranh gây ra, thể hiện tinh thần dũng cảm phi thường.
- Tình đoàn kết quốc tế: Dù là một người Pháp, bà vẫn đứng về phía nhân dân Việt Nam, phản đối cuộc chiến tranh
phi nghĩa.
- Giá trị của hòa bình: Hành động của bà không chỉ ngăn chặn một chuyến tàu mà còn truyền đi thông điệp mạnh mẽ
về khát vọng hòa bình.
3. Nghệ thuật của đoạn văn
- Sử dụng lối kể chuyện kết hợp miêu tả: Giúp người đọc cảm nhận rõ sự căng thẳng và nguy hiểm trong khoảnh
khắc bà nằm trên đường ray.
- Hình ảnh giàu cảm xúc:
+ "Hai tay dang rộng" – thể hiện quyết tâm sẵn sàng hy sinh.
+ "Chiếc đầu tàu dừng lại chỉ vài bước chân" – tạo nên kịch tính cao trào.
+ "Việt Nam luôn rạng ngời và in đậm trong trái tim tôi" – cho thấy tình cảm sâu sắc của bà với đất nước này.
- Nhịp điệu linh hoạt: Những câu văn ngắn, mạnh mẽ giúp tái hiện không khí căng thẳng của cuộc biểu tình, trong
khi phần sau lại nhẹ nhàng, thể hiện sự trân trọng đối với bà.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tưởng tượng em được tham gia một trại hè với thiếu nhi các nước, hãy giới thiệu với các bạn về ngày tết Trung thu của thiếu nhi Việt Nam.
Ở Việt Nam, tết Trung thu là một trong những ngày hội vui nhất. Tết Trung thu thường được tổ chức vào đêm 15 tháng Tám âm lịch hằng năm (gọi là Rằm tháng Tám). Vào đêm đó, trăng rất sáng. Người ta bày cổ với bánh và các loại sản vật mùa thu như chuối, bưởi, hồng,... Vào dịp này, ở một số nơi, các bà, các cô còn thi nấu cỗ, làm bánh. Đêm Trung thu, trẻ em là những người vui nhất vì các em được rước đèn, thi đèn, được hoà vào các màn múa lân tưng bừng và rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị khác.
HƯƠNG THẢO
Câu 3:
Dựa vào các thông tin dưới đây, hãy giới thiệu về cuộc thi vẽ tranh "Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình" năm 2023:
Cuộc thi "Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình" năm 2023 đô thu hút sự tham gia của hơn 300 thiếu nhi, trong đó có thiếu nhi các nước Ấn Độ, Ca-dắc-xtan, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Mê-hi-cô, Nam Phi, Nga, Ni-giê-ri-a, Phi-lip-pin, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ... đang học tập và sinh sống tại Hà Nội. Đây là cơ hội tốt để thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước giao lưu, thúc đẩy tình hữu nghị. Trong thời gian 90 phút, các em đã sáng tác hàng trăm bức ảnh màu nước, màu sáp, màu bột, sơn dầu,... Kết thúc cuộc thi, đã có 1 giải Nhất, 5 giải Nhì, 10 giải Ba và 40 giải Khuyến khích được trao cho các hoạ sĩ nhỏ tuổi.
Câu 4:
Kể sáng tạo câu chuyện trong một bài đọc mà em đã học ở lớp Năm bằng cách thay đổi vai kể và phát triển câu chuyện.
Câu 6:
Viết một đoạn văn nói lên mong muốn được sống trong hoà bình của em, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp lặp để liên kết câu. Chỉ ra biện pháp lặp trong đoạn văn của em.
Câu 7:
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện ( hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
Câu 8:
Giới thiệu với bạn về một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc ở nhà về đề tài bảo vệ hoà bình.
Câu 9:
Báo cáo kết quả tham gia của tổ em trong cuộc thi vẽ tranh “Em yêu hoà bình" hoặc một cuộc thi khác do nhà trường phát động.
Câu 10:
Biểu tượng của hoà bình
Biểu tượng của hoà bình đã xuất hiện từ thời cổ đại. Theo thần thoại Hy Lạp, đó là cây ô liu – quà tặng của Nữ thần Trí Tuệ A-ten-na. Sử sách La Mã từ xưa cũng từng ghi lại chuyện một vị tướng đã cầm nhành ô liu đến gặp đối phương để giảng hoà.
Năm 1949, Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình được tổ chức ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ nổi tiếng Pi-cát-xô gửi tặng được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội. Từ đó, chim bồ câu được coi là loài chim tượng trưng cho hoà bình.
Tuy nhiên, hình ảnh chim bồ câu rất khó vẽ. Năm 1958, trong phong trào chống vũ khí hạt nhân ở nước Anh, hoạ sĩ Hâu-tơm đã sáng tạo ra một biểu tượng mới. Đó là một vòng tròn với các đường thẳng mô phỏng chữ N và chữ D theo hệ thống truyền tin bằng cờ. Hai chữ ấy là dạng viết tắt của các từ tiếng tiếng Anh: Nuclear Disarmament (Giải trừ Hạt nhân).
Về sau, biểu tượng của Hậu-tơm được người dân Mỹ sử dụng trong các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh ở Việt Nam, rồi dần dần lan toả khắp nơi, trở thành một biểu tượng mới của hoàn bình thế giới.
THEO TRUNG ANH
Biểu tượng chống vũ khí hạt nhân đã trở thành biểu tượng mới của hoà bình như thế nào?
Câu 12:
Chọn 1 trong 2 đề sau, trao đổi với bạn về các thông tin cần trình bày.
Báo cáo kết quả của tổ em khi tham gia cuộc thi vẽ tranh "Em yêu hoà bình" hoặc một cuộc thi khác do nhà trường phát động.
Câu 14:
Chọn 1 trong 2 đề sau:
b) Viết đoạn văn tưởng tượng về cuộc sống ở quê hương em trong tương lai. Trang trí hoặc về minh hoạ cho bài viết.
Câu 15:
Viết đoạn văn ngắn nói về một di tích lịch sử mà em biết, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép.