Câu hỏi:
04/11/2024 166Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh chủ yếu diễn ra dưới hình thức nào?
A.Đấu tranh chính trị
B. Bãi công của công nhân.
C. Đấu tranh vũ trang.
D. Đấu tranh nghị trường.
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh chủ yếu diễn ra dưới hình thức Đấu tranh vũ trang.
Sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959, phong trào cách mạng ở Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ và diễn ra dưới nhiều hình thức nhưng chủ yếu là diễn ra dưới hình thức đấu tranh vũ trang.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh diễn ra với các hình thức phong phú: bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, đặc biệt là phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra mạnh mẽ.không có đấu tranh chính trị.
→ A sai.
- Ở Mĩ latinh, phong trào cách mạng lên cao ở nhiều nước. Trong những năm 1917 - 1921, ở Achentina đã xuất hiện cao trào đấu tranh của công nhân (riêng năm 1919 đã diễn ra 367 cuộc bãi công với 306.000 người tham gia). Trong những năm 1920 - 1921, tại một số thành phố và các bang ở Mêhicô đã ra đời các Xô viết.
→ B sai.
- Phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh diễn ra dưới hình thức đấu tranh nghị trường chủ yếu từ thập niên 80 của thế kỷ 20. Trong giai đoạn này, nhiều quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh bắt đầu chuyển từ các chế độ độc tài quân sự sang các chính phủ dân chủ.
→ D sai.
* CÁC NƯỚC MĨ LATINH
1. Vài nét về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập.
- Từ đầu thế kỉ XIX, nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành sân sau của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ.
⇒ Cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh chống lại các chế độc độc tài thân Mĩ diễn ra sôi nổi.
- Các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc ở Mĩ Latinh:
* Giai đoạn từ 1945 – 1959: phong trào đấu tranh phát triển hầu khắp các nước Mĩ Latinh, với nhiều hình thức: bãi công (ở Chi-lê,...), khởi nghĩa vũ trang (ở Panama, Bolivia,...), đấu tranh nghị trường (ở Achentina, Venezuela,...).
* Giai đoạn từ 1959 – cuối những năm 80 của thế kỉ XX:
- Thắng lợi của cách mạng Cuba (1/1/1959) đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân các nước Mĩ Latinh.
Phiđen Cátxtơrô – lãnh tụ của phong trào
đấu tranh cách mạng ở Cuba
- Tháng 8/1961, Mỹ lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ lôi kéo các nước Mỹ La-tinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Cu Ba, nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh vẫn phong trào mạnh mẽ.
- Từ thập niên 60 -70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập phát triển mạnh giành nhiều thắng lợi.
⇒ Mĩ Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy”.
* Giai đoạn từ cuối thập niên 80 của thế kỉ XX cho đến nay.
- Mĩ tăng cường các hoạt động chống phá cách mạng Mĩ Latinh. Ví dụ:
+ Can thiệp vào Panama (1990).
+ Bao vây, cấm vận, cô lập và chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Cuba.
⇒ cách mạng Mĩ Latinh đứng trước nhiều khó khăn, thử thách.
2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Sau khi khôi phục độc lập, các nước Mỹ La-tinh đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, nhiều nước trở thành những nước công nghiệp mới (NIC) như Brazil, Argentina, Mehicô.
- Trong thập niên 80, các nước Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn: kinh tế suy thoái, lạm phát tăng nhanh, chính trị - xã hội không ổn định,...
- Sang thập niên 90, kinh tế Mỹ Latinh có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, Mỹ Latinh vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội (đặc biệt tham nhũng là quốc nạn, phân phối không công bằng, nợ nước ngoài ).
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam?
Câu 2:
Từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cần rút ra bài học chủ yếu nào cho công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay?
Câu 4:
Vào năm 1974, sự kiện gì chứng tỏ Ấn Độ có bước phát triển nhanh chóng trên lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?
Câu 6:
Quốc gia nào sau đây tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa vào năm 1959?
Câu 7:
Chiêu bài Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác trong Chiến lược “Cam kết và mở rộng” là
Câu 8:
Liên Xô thực hiện nhiệm vụ trọng tâm từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
Câu 9:
Theo “Phương án Maobáttơn”, Ấn Độ đã bị chia cắt thành 2 nước là Ấn Độ và quốc gia nào sau đây?
Câu 10:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp ở Việt Nam đã dẫn đến sự ra đời của giai cấp
Câu 11:
Khó khăn cơ bản của kinh tế Mĩ trong thập niên 80 của thế kỉ XX là
Câu 13:
Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?
Câu 14:
Hai sự kiện nào sau đây xảy ra đồng thời trong một năm và có nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật?
Câu 15:
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của