Câu hỏi:

05/11/2024 256

Từ hữu ngạn sông Hồng với dãy Bạch Mã là giới hạn của miền địa lí tự nhiên

A. miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ    

Đáp án chính xác

B. Miền Bắc và Đông Bắc Bộ

C. Nam Trung Bộ  

D. Nam Bộ

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : A

- Từ hữu ngạn sông Hồng với dãy Bạch Mã là giới hạn của miền địa lí tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ    

- Dọc tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ là giới hạn của miền địa lí tự nhiên:Miền Bắc và Đông Bắc Bộ.

→ B sai.

- Miền Nam Trung Bộ của Việt Nam có giới hạn địa lý tự nhiên kéo dài từ tỉnh Quảng Nam ở phía bắc đến tỉnh Bình Thuận ở phía nam. Khu vực này bao gồm các tỉnh ven biển và một số khu vực thuộc vùng Tây Nguyên, tạo nên sự đa dạng về địa hình và khí hậu.

→ C sai.

- Miền địa lý tự nhiên Nam Bộ của Việt Nam bao gồm các vùng đất phía nam đất nước, với giới hạn cụ thể như sau: Phía bắc: Giáp vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên,Phía nam: Giáp Biển Đông và kết thúc tại mũi Cà Mau - điểm cực nam của đất nước,Phía đông: Giáp Biển Đông với bờ biển dài và nhiều sông rạch đổ ra biển, gồm nhiều vịnh nhỏ và đảo,Phía tây: Giáp biên giới Việt Nam - Campuchia.

→ D sai.

* Đặc điểm chung của địa hình

a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

- Địa hình dưới 1000m chiếm 85%; 1000 - 2000m chiếm 14%; trên 2000m chiếm 1%.

- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.

b) Cấu trúc địa hình khá đa dạng

- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.

- Địa hình trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.

- Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam (Tây Bắc, Trường Sơn Bắc) và vòng cung (Đông Bắc, Trường Sơn Nam).

c) Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

- Xói mòn, rửa trôi ở miền núi.

- Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng.

d) Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người

- Tích cực: Trồng rừng phủ đất trống, đồi trọc,…

- Tiêu cực: Thông qua các hoạt động kinh tế (Các công trình thủy lợi, thủy điện, xây dựng kênh mương, đê sông - biển,…) làm biến đổi các dạng địa hình.

g đồi núi

 

 

 

Đông Bắc

- Vị trí: Nằm ở tả ngạn sông Hồng.

- Hướng: Vòng cung; hướng nghiêng chung: Tây Bắc – Đông Nam.

- Độ cao: Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

- Đặc điểm hình thái:

+ Gồm 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

+ Các dãy núi cao trên 2000m ở rìa phía Bắc, núi trung bình ở giữa, đồng bằng ở phía Đông, Đông Nam.

+ Các thung lũng sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

 

 

 

 

Tây Bắc

- Vị trí: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Hướng: Tây Bắc – Đông Nam.

- Độ cao: Địa hình cao nhất nước ta.

- Đặc điểm hình thái: địa hình với 3 mạch núi lớn.

+ Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn.

+ Phía tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt – Lào.

+ Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi.

 

Trường Sơn Bắc

- Vị trí: Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.

- Hướng: Tây Bắc – Đông Nam.

- Đặc điểm hình thái

+ Gồm các dãy núi song song và so le.

+ Địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.

 

 

 

Trường Sơn Nam

- Vị trí: Phía Nam dãy Bạch Mã.

- Hướng: Vòng cung.

- Đặc điểm hình thái: Có sự bất đối xứng giữa sườn hai sườn đông, tây của Tây Trường Sơn.

+ Địa hình núi ở phía đông với những đỉnh núi trên 2000m và thấp dần ra biển.

+ Phía Tây gồm các cao nguyên tương đối bằng phẳng thành các bề mặt cao 500-800-1000m và địa hình bán bình nguyên xen đồi.

Bán bình nguyên và vùng đồi trung du

Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

Bán bình nguyên

- Vị trí: Đông Nam Bộ.

- Đặc điểm: Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ badan.

Đồi trung du

- Vị trí: Rìa phía Bắc, phía Tây đồng bằng sông Hồng, ven biển ở dải đồng bằng miền Trung.

- Đặc điểm: Phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 6-7: Đất nước nhiều đồi núi

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhận định đúng về đặc điểm địa hình nước ta

Xem đáp án » 23/10/2024 8,108

Câu 2:

Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp với:

Xem đáp án » 22/07/2024 6,507

Câu 3:

Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh thiên nhiên khu vực đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

Xem đáp án » 22/07/2024 369

Câu 4:

Hệ thống sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta là:

Xem đáp án » 18/07/2024 244

Câu 5:

Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta?

Xem đáp án » 22/07/2024 235

Câu 6:

Đường bờ biển nước ta có chiều dài:

Xem đáp án » 23/07/2024 201

Câu 7:

Dựa vào Atlas Địa lí Việt Nam tr.12, xác định vườn quốc gia Cát Bà nằm ở tỉnh nào?

Xem đáp án » 18/07/2024 194

Câu 8:

Dựa vào Atlas Địa lí Việt Nam tr.6+7, xác định lần lượt các cánh cung của miền Bắc nước ta, từ Tây sang Đông

Xem đáp án » 19/07/2024 194

Câu 9:

Gió Tây khô nóng ( gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất vào mùa hạ của khu vực nào?

Xem đáp án » 18/07/2024 192

Câu 10:

Dựa vào Atlas Địa lí Việt Nam trang 8, hãy xác định tài nguyên dầu khí của nước ta hiện đang được khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa thuộc khu vực nào?

Xem đáp án » 19/07/2024 188

Câu 11:

Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhât của gió mùa Đông Bắc là:

Xem đáp án » 18/07/2024 175

Câu 12:

Tính chất khí hậu nhiệt đới của nước ta quyết định bởi

Xem đáp án » 06/10/2024 173

Câu 13:

Lượng mưa giữa các vùng của nước ta khác nhau là do

Xem đáp án » 23/07/2024 170

Câu 14:

Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò to lớn của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?

Xem đáp án » 18/07/2024 167

Câu 15:

Lượng mưa trung bình năm của nước ta dao động trong khoảng:

Xem đáp án » 18/07/2024 166