Câu hỏi:
15/10/2024 314Trước khi cách mạng bùng nổ năm 1917, Nga là nước có thể chế chính trị như thế nào?
A. Cộng hòa tư sản
B. Quân chủ chuyên chế.
C. Quân chủ lập hiến
D. Độc tài chuyên chế
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Trước khi cách mạng bùng nổ năm 1917, Nga là nước có thể chế chính trị
Cải cách nông nô 1861 đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản Nga phát triển nhanh chóng. Tuy phát triển sau các nước tư bản Tây Âu nhưng đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Nga cũng chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Đến đầu thế kỷ XX, 150 công ty độc quyền thao túng toàn bộ nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, về chế độ chính trị, nước Nga vẫn theo chế độ quân chủ chuyên chế. Nắm quyền ở Nga lúc này là Nga hoàng, ông ta đã cho thi hành chính sách cai trị hết sức tàn bạo đẩy nhân dân Nga vào cuộc sống cơ cực và khó khăn.
→ B đúng.A,C,D sai.
* CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng
- Chính trị:
+ Nga vẫn là nước quân chủ chuyên chế – đứng đầu nhà nước là Nga hoàng Ni-cô-lai II.
+ 1914, Nga hoàng tham gia vào cuộc chiến tranh đế quốc => gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
- Kinh tế suy sụp, lạc hậu:
+ Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì; Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bị kìm hãm nặng nề.
+ Nông nghiệp sa sút; nạn đói xảy ra khắp nơi; sản xuất công – thương nghiệp đình đốn.
- Xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn:
+ Mâu thuẫn giữa hơn 100 dân tộc trong đế quốc Nga với chính quyền Nga hoàng.
+ Mâu thuẫn giai cấp: giữa nông dân với địa chủ; giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
+ Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các nước đế quốc khác.
- Đời sống của các tầng lớp nhân dân khổ cực => phong trào đấu tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.
2. Từ cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười
* Cách mạng tháng Hai (1917)
- Nguyên nhân:
+ Chế độ phong kiến Nga hoàng lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
+ Nga tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất → đời sống nhân dân thêm cơ cực, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.
- Mục tiêu: Lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng; Chống chiến tranh đế quốc.
- Lãnh đạo: Giai cấp vô sản thông qua Đảng Bônsêvích.
- Diễn biến chính:
+ Ngày 23/2/1914 theo lịch Nga, hơn 9 vạn nữ công nhân thành phố Petorograt đã xuống đường biểu tình.
+ Dưới sự lãnh đạo của đảng Bônsêvich, phong trào đấu tranh nhanh chóng lan rộng ra toàn thành phố và chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
+ Quân khởi nghĩa đã đánh chiếm các công sở, bắt giam các bộ trưởng và tướng tá của nga hoàng. Chế độ phong kiến bị lật đổ và Nga trở thành nước Cộng hòa.
- Kết quả: Thắng lợi
- Ý nghĩa: Lật đổ chế độ phong kiến Nga.
- Tính chất: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
* Cách mạng tháng Mười (1917):
- Nguyên nhân:
+ Cục diện hai chính quyền song song tồn tại.
+ Chính phủ tư sản lâm thời không đáp ứng những quyền lợi cơ bản của nhân dân.
- Mục tiêu: Lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản; tạo điều kiện đưa Nga tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Lãnh đạo: Giai cấp vô sản thông qua Đảng Bônsêvích
- Diễn biến chính:
+ Tháng 10/1917, Đảng Bôsêvich Nga đã quyết định chuyển cuộc đấu tranh của nhân dân Nga sang giai đoạn khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
+ Ngày 7/10/1917, Lênin bí mật rời Phần lan về nước để trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
+ Đêm 24/10/ 1917, khởi nghĩa bùng nổ tại Matxcơva và nhanh chóng giành thắng lợi.
+ Đầu năm 1918, cách mạng đã giành thắng lợi hoàn toàn trên nước Nga rộng lớn.
- Kết quả: thắng lợi. Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản.
- Ý nghĩa:
+ Giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi ách áp bức, bóc lột.
+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới.
- Tính chất: cách mạng vô sản.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Điểm khác nhau căn bản trong hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với Việt Nam Quốc dân Đảng là
Câu 2:
Tinh thần "đi nhanh đến, đánh nhanh thắng’’ với khí thế "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng’’ là của chiến dịch nào trong năm 1975?
Câu 3:
Chiến thắng lớn đầu tiên của quân dân ta khi quân Mỹ vừa đến xâm lược Việt Nam là gì?
Câu 4:
Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu khi thành lập Hội Duy tân chịu ảnh hưởng của sự kiện nào ?
Câu 5:
Khẩu hiệu ''Đánh đuổi Nhật - Pháp'' được thay bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật" được nêu ra trong
Câu 6:
Từ năm 1947, các chiến khu Lào dần dần được thành lập ở các vùng nào?
Câu 7:
Hội nghị Ianta có ảnh hưởng thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?
Câu 9:
Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân Yên Thế được chọn để xây dựng căn cứ khởi nghĩa?
Câu 10:
Điểm khác nhau căn bản giữa hai chiến lược: Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh là về vấn đề gì?
Câu 11:
Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là
Câu 12:
Giữa tháng 5 – 1956, Pháp rút quân trong khi tình hình thực hiện Hiệp định Giơnevơ thế nào?
Câu 14:
Tại sao các vua quan triều Nguyễn lại không kiên quyết đứng lên đấu tranh chống Pháp?
Câu 15:
Khác với châu Á và châu Phi, đối tượng đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ Latinh là