Câu hỏi:
03/10/2024 160Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khi áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do
A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
B. bị địa hình bề mặt trái đất chia cắt.
C. diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.
D. tác động của các loại gió thổi trên bề mặt trái đất.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khi áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
Các khu vực lục địa và đại dương có sự khác biệt lớn về nhiệt độ và khả năng hấp thụ nhiệt. Ban ngày, lục địa thường nóng lên nhanh hơn so với đại dương, khiến không khí trên lục địa bị giãn nở, làm giảm áp suất khí quyển. Ngược lại, vào ban đêm hoặc trong mùa đông, lục địa nguội đi nhanh hơn đại dương, khiến không khí trên lục địa co lại và tăng áp suất. Điều này tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa các khu vực đại dương và lục địa, gây ra các khu vực khí áp riêng biệt.
Ngoài ra, dòng chảy khí quyển, đặc biệt là các dòng đối lưu và các dòng chảy nhiệt đới và cận nhiệt đới, cũng góp phần làm phức tạp thêm sự phân bố của khí áp trên toàn cầu. Những yếu tố như sự chuyển động của không khí theo vĩ độ, hiện tượng El Niño, La Niña, và hoạt động của gió mùa cũng có vai trò trong việc làm gián đoạn các đai khí áp toàn cầu.
→ A đúng.B,C,D sai.
* KHÍ ÁP
- Khái niệm: là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Khí áp cao nhất là ở Xi-bia (1084 mb), khí áp thấp nhất tại mắt bão ở Thái Bình Dương(870 mb).
1. Sự hình thành các đai khí áp
- Các đai khí áp cao và đai khí áp thấp phân bố xen kẽ, đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo tạo thành từng khu vực riêng biệt từ Xích đạo về hai cực.
- Nguyên nhân: do nhiệt lực và động lực.
+ Nhiệt lực: Nhiệt độ cao, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm nên hình thành đai áp thấp (Xích đạo). Nhiệt độ thấp, sức nén không khí tăng nên Trái Đất tồn tại các đai áp cao (Vùng cực Bắc và Nam).
+ Động lực: Không khí thăng lên Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng (đai áp cao cận chí tuyến). Không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm (đai áp thấp ôn đới).
2. Nguyên nhân thay đổi khí áp
- Do độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén của không khí càng nhỏ nên khí áp càng giảm.
- Do nhiệt độ: khi nhiệt độ tăng, không khí nở ra, sức nén của không khí nhỏ nên khí áp giảm và khí áp tăng khi nhiệt độ giảm, vì khi đó không khí co lại, sức nén của không khí tăng. Trên lục địa vào mùa hạ hình thành áp thấp, mùa đông có áp cao.
- Do thành phần không khí: không khí chứa nhiều hơi nước sẽ có khí áp giảm.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 9: Khí áp và gió
Giải Địa lí lớp 10 Bài 9: Khí áp và gió
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho biết nhiệt độ ở chân sườn đón gió ẩm là 2, nhiệt độ ở chân sườn khuất gió là 3. Độ cao của ngọn núi là
Câu 2:
Khi gió khô xuống núi, núi ở độ cao 2000m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là 190C thì khi xuống đến độ cao 200m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là
Câu 4:
Gió ẩm gặp núi, vượt lên cao, nếu ở độ cao 200m, nhiệt độ của không khí trong gió là 300C thì lên tới độ cao 2000m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là
Câu 6:
Tại sườn đón gió ẩm, điểm A có nhiệt độ là 2, điểm B có nhiệt độ là 2, độ cao tương đối từ A đến B là
Câu 7:
Khí áp trung bình khi thời tiết ổn định trên đỉnh núi Phanxipăng cao 3143 m của nước ta là
Câu 12:
Gió fơn khô nóng thổi vào mùa hạ ở vùng Bắc Trung bộ nước ta có hướng