Câu hỏi:

20/09/2024 1,060

Trong phương pháp chọn giống sử dụng ưu thế lai, các con lai F1 có ưu thế lai được sử dụng vào mục đích:

A. Làm giống để truyền các đặc điểm tốt mà nó có cho thế hệ sau vì qua mỗi thế hệ các gen tốt sẽ dần được tích lũy.

B. Sử dụng con lai F1 cho lai tạo với các cá thể khác để tạo ra con giống mới phối hợp được các đặc điểm ưu thế của nhiều giống.

C. Sử dụng con lai này để sinh sản ra thế hệ sau làm giống thương phẩm vì qua mỗi thế hệ lai, các đặc điểm ưu thế được tích lũy.

D. Sử dụng trực tiếp F1 vào mục đích thương mại mà không sử dụng làm giống vì qua mỗi thế hệ ưu thế lai sẽ giảm dần.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : D

- Trong phương pháp chọn giống sử dụng ưu thế lai, các con lai F1 có ưu thế lai được sử dụng vào mục đích: Sử dụng trực tiếp F1 vào mục đích thương mại mà không sử dụng làm giống vì qua mỗi thế hệ ưu thế lai sẽ giảm dần.

  • Con lai F1 là kết quả của việc lai giữa hai dòng bố mẹ thuần chủng có gen khác nhau, và sự khác biệt này dẫn đến việc tạo ra con lai F1 có sức sống vượt trội, năng suất cao hơn, khả năng kháng bệnh tốt hơn hoặc sinh trưởng nhanh hơn.
  • Vì ưu thế lai chỉ được duy trì mạnh nhất ở thế hệ F1, nên con lai F1 không được sử dụng để làm giống cho các thế hệ sau (vì ở thế hệ sau, tính trạng tốt có thể bị phân ly hoặc giảm đi), mà con lai F1 được dùng trực tiếp để sản xuất hoặc thu hoạch.

Ví dụ: Trong nông nghiệp, người ta sử dụng con lai F1 của cây ngô, cà chua, hoặc lúa để trồng và thu hoạch, vì chúng có năng suất cao hơn và sức sống tốt hơn so với các giống thuần khác.

→ D đúng.A,B,C sai.

* Cơ sở di truyền của ưu thế lai

- Giả thuyết siêu trội: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với các dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử.

- Con lai F1 không dùng làm giống vì ở các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm dẫn -> ưu thế lai giảm.

3. Phương pháp tạo ưu thế laiLý thuyết Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Tạo dòng thuần chủng khác nhau.

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Lai các dòng thuần chủng với nhau để tìm các tổ hợp lai có năng suất cao.

4. Thành tựu ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

- Vật nuôi: Lợn lai kinh tế, bò lai....

- Cây trồng: Ngô lai Baiosit, các giống lúa....

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

 

Mục lục Giải Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ưu thế lai là hiện tượng

Xem đáp án » 20/09/2024 469

Câu 2:

Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là

Xem đáp án » 21/07/2024 468

Câu 3:

Phát biểu nào dưới đây không đúng với ưu thế lai?

Xem đáp án » 18/07/2024 302

Câu 4:

Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp dựa trên biến dị tổ hợp chỉ áp dụng có hiệu quả với:

Xem đáp án » 18/07/2024 217

Câu 5:

Cho các nhận xét sau về quy trình tạo ra và cách sử dụng giống ưu thế lai:

(1). Các con lai ở thế hệ lai thứ nhất có ưu thế lai cao nhất, ưu thế lai sẽ giảm dần ở các thế hệ sau. Do đó, các giống vật nuôi cây trồng có ưu thế lai không được cho chúng sinh sản hữu tính.

(2). Chỉ có một số tổ hợp lai nhất định giữa các dạng bố mẹ mới cho ưu thế lai. Không phải phép lai hữu tính nào cũng có ưu thế lai.

(3). Ở những tổ hợp lai có ưu thế lai, các con lai thường biểu hiện các đặc điểm như năng suất, phẩm chất, sức chống chịu tốt hơn dạng bố mẹ.

(4). Không sử dụng các con lai có ưu thế lai làm giống vì ưu thế lai sẽ giảm dần qua các thế hệ.

Số khẳng định KHÔNG đúng là

Xem đáp án » 23/07/2024 165

Câu 6:

Các bước cơ bản tạo ưu thế lai có trình tự là

Xem đáp án » 18/07/2024 164

Câu 7:

Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng giúp chúng ta:

Xem đáp án » 19/07/2024 160

Câu 8:

Ý có nội dung không đúng khi nói về hiện tượng ưu thế lai là

Xem đáp án » 18/07/2024 158

Câu 9:

Một cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng?

Xem đáp án » 20/07/2024 155

Câu 10:

Trong tạo giống bằng ưu thế lại, người ta không dùng con lai F1 làm giống vì:

Xem đáp án » 18/07/2024 151

Câu 11:

Tiến hành nuôi hạt phấn của cây có kiểu gen AaBbDd để tạo dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, có thể thu được tối đa bao nhiêu dòng thuần?

Xem đáp án » 18/07/2024 141

Câu 12:

Phép lai nào sau đây được sử dụng để tạo ra ưu thế lai?

Xem đáp án » 21/07/2024 131

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »