Câu hỏi:
16/01/2025 7Trong mười bốn dòng thơ cuối bài Kim – Kiều gặp gỡ, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện (lời người kể chuyện, lời nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình) để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật Thúy Kiều, em hãy:
a. Phân tích đặc điểm của bức tranh thiên nhiên (thời gian, không gian, sự vật). Miêu tả bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả muốn thể hiện trạng thái cảm xúc nào ở nhân vật?
b. Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật. Lời nhân vật được thể hiện ở hình thức nào và điều gì giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó?
c. Cho biết nhân vật đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì trong lời nói của mình.
Trả lời:
a. Phân tích đặc điểm của bức tranh thiên nhiên.
Thời gian |
Không gian |
Sự vật |
- Từ lúc chiều tà cho đến tận nửa đêm. |
- Cảnh một đêm trăng lãng mạn, thơ mộng, thanh bình, riêng tư – nơi khuê phòng của Thúy Kiều. |
- Ánh trắng: vàng óng ả, in bóng huyền ảo trên nền sân. - Cây liễu: rủ xuống dòng nước trong xanh. - Mặt trời: ẩn chứa nỗi buồn, sự tiếc nuối khi mối tình Kim – Kiều không thể kéo dài mãi mãi. - Hoa hải đường: đỏ tươi, mềm mại, đầy sức sống. - giọt sương: treo lơ lửng trên cành xuân, giọt sương ấy cũng chính là nỗi lòng đầy suy tư, day dứt không nguôi của Thúy Kiều. |
b. Chỉ ra lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Lời người kể chuyện: từ “Dưới cầu nước chảy trong veo” đến “Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà”.
- Lời nhân vật: từ “Người mà đến thế thì thôi” đến “Trăm năm biết có duyên gì hay không?”.
Hình thức thể hiện lời nhân vật và cách nhận biết hình thức ngôn ngữ đó:
- Hình thức thể hiện lời nhân vật: lời độc thoại nội tâm.
- Cách nhận biết hình thức ngôn ngữ: lời độc thoại của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép.
c. Những cảm xúc, suy nghĩ mà nhân vật bộc lộ trong lời nói của mình.
- Sự xuất hiện của chàng Kim đã khiến tâm hồn nàng Kiều bị xao xuyến, rung động, những cảm xúc chân thành này đang dâng trào mãnh liệt trong lòng nàng.
- Nỗi sợ hãi, lo lắng rằng tình yêu của nàng và Kim Trọng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Nàng không biết liệu cuối cùng họ có thể vượt qua mọi chông gai để được sum họp bên nhau.
- Tâm trạng bồi hồi, khắc khoải vừa có nỗi âu lo vừa có niềm mong ước, hi vọng khi nghĩ về Kim Trọng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu chủ đề của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và trình bày suy nghĩ của em về chủ đề đó.
Câu 2:
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) nêu nhận xét của em về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi.
Câu 3:
Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp vần trong các đoạn thơ dưới đây:
a. Rơi hoa hết mưa còn rả rích,
Càng mưa rơi càng tịch bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi
(Bích Khê, Tiếng đàn mưa)
b. Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượu lòng ta ngân nga tiếng hát…
(Tố Hữu, Mẹ Tơm)
Câu 4:
Cho biết những nguyên nhân gây ra bi kịch của Vũ Nương. Nguyên nhân nào là chủ yếu?
Câu 5:
Trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, nhân vật Phan Lang được khắc họa ở những không gian, thời gian nào? Nhân vật này có vai trò gì trong truyện?
Câu 6:
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong Chuyện người con gái Nam Xương.
Câu 8:
Em biết gì về vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến?
Câu 9:
Trình bày cốt truyện và nêu bố cục của Chuyện người con gái Nam Xương.
Câu 10:
Ở phần đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật những đặc điểm gì ở nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh? Lời người kể chuyện có vai trò như thế nào trong việc khắc họa nhân vật?
Câu 11:
Em đã chơi hay quan sát trò chọi dế bao giờ chưa? Em hiểu gì về trò chơi này?
Câu 12:
Em suy nghĩ thế nào về hậu quả của việc một ông vua lại mê chơi trò chọi dế?
Câu 13:
Những tình huống truyện li kì kết hợp với các chi tiết đậm chất hoang đường tạo nên sự biến hóa bất ngờ, sức hấp dẫn của truyện.
Câu 14:
Theo em, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có gì khác biệt so với tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống?
Câu 15:
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng đàn mưa