Câu hỏi:
03/12/2024 239
Trong công nghiệp, người ta thường điều chế N2 từ
A. NH4NO2.
B. HNO3.
C. không khí.
D. NH4NO3.
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Trong công nghiệp, nitơ được điều chế bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Đây là phương pháp tách nitơ từ không khí dựa trên sự khác biệt về nhiệt độ sôi của các thành phần trong không khí.
+ Nén và làm lạnh không khí:
Không khí được nén lại ở áp suất cao và sau đó làm lạnh sâu để chuyển thành trạng thái lỏng. Quá trình này làm giảm nhiệt độ của không khí xuống khoảng -200°C, tại đó không khí chuyển thành dạng lỏng.
+ Loại bỏ tạp chất:
Trước khi làm lạnh, không khí được loại bỏ các tạp chất như hơi nước (H₂O), carbon dioxide (CO₂) vì chúng có thể đóng băng và gây tắc nghẽn thiết bị.
+ Chưng cất phân đoạn:
Không khí lỏng được đưa vào tháp chưng cất phân đoạn.
Ở đây, nhờ sự khác biệt về nhiệt độ sôi:
Nitơ (N₂) có nhiệt độ sôi thấp hơn (-196°C) sẽ bay hơi trước.
Oxy (O₂) có nhiệt độ sôi cao hơn (-183°C) sẽ hóa lỏng và tách ra.
Các khí hiếm như argon (Ar) cũng được tách ra trong quá trình này.
+ Thu hồi nitơ:
Khí nitơ được thu hồi ở phần trên của tháp chưng cất và được nén lại để lưu trữ hoặc sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Vị trí và cấu hình electron nguyên tử
- Nitơ (nitrogen) ở ô thứ 7, nhóm VA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn.
- Cấu hình electron nguyên tử của nitơ là 1s22s22p3.
⇒ Ba electron ở phân lớp 2p có thể tạo được ba liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác.
- Phân tử nitơ gồm hai nguyên tử, giữa chúng hình thành một liên kết ba: N ≡ N .
II. Tính chất vật lí
- Ở điều kiện thường, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, hóa lỏng ở -196 oC.
- Khí nitơ tan rất ít trong nước.
- Nitơ không duy trì sự cháy và sự hô hấp.
III. Tính chất hóa học
- Liên kết ba trong phân tử nitơ rất bền.
⇒ Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học.
- Ở nhiệt độ cao, nitơ có thể tác dụng được với nhiều chất.
- Khi tham gia phản ứng oxi hóa - khử, số oxi hóa của nitơ có thể giảm hoặc tăng, do đó nó thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử.
- Tính oxi hóa vẫn là tính chất chủ yếu của nitơ.
1. Tính oxi hóa
Trong phản ứng với kim loại và hiđro, số oxi hóa của nguyên tố nitơ giảm từ 0 đến -3, nitơ thể hiện tính oxi hóa
a. Tác dụng với kim loại
- Ở nhiệt độ cao, nitơ tác dụng được với một số kim loại hoạt động như Ca, Mg, Al,... tạo thành nitrua kim loại.
b. Tác dụng với hiđro
- Ở nhiệt độ cao, áp suất cao và có mặt chất xúc tác, nitơ tác dụng trực tiếp với hiđro, tạo ra khí amoniac.
2. Tính khử
Ở nhiệt độ khoảng 3000oC (hoặc nhiệt độ của lò hồ quang điện), nitơ kết hợp trực tiếp với oxi, tạo ra khí nitơ monooxit NO.
- Trong thiên nhiên, khí NO được tạo thành khi có sấm sét.
- Ở điều kiện thường, khí NO không màu kết hợp ngay với oxi của không khí, tạo ra khí nitơ đioxit NO2 màu nâu đỏ.
IV. Ứng dụng
- Nguyên tố nitơ là một trong những thành phần dinh dưỡng chính của thực vật.
- Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để tổng hợp khí amoniac, từ đó sản xuất ra axit nitric, phân đạm, ...
- Nhiều ngành công nghiệp như luyện kim, thực phẩm, điện tử, ... sử dụng nitơ làm môi trường trơ. Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học khác.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Đáp án đúng là : C
- Trong công nghiệp, nitơ được điều chế bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Đây là phương pháp tách nitơ từ không khí dựa trên sự khác biệt về nhiệt độ sôi của các thành phần trong không khí.
+ Nén và làm lạnh không khí:
Không khí được nén lại ở áp suất cao và sau đó làm lạnh sâu để chuyển thành trạng thái lỏng. Quá trình này làm giảm nhiệt độ của không khí xuống khoảng -200°C, tại đó không khí chuyển thành dạng lỏng.
+ Loại bỏ tạp chất:
Trước khi làm lạnh, không khí được loại bỏ các tạp chất như hơi nước (H₂O), carbon dioxide (CO₂) vì chúng có thể đóng băng và gây tắc nghẽn thiết bị.
+ Chưng cất phân đoạn:
Không khí lỏng được đưa vào tháp chưng cất phân đoạn.
Ở đây, nhờ sự khác biệt về nhiệt độ sôi:
Nitơ (N₂) có nhiệt độ sôi thấp hơn (-196°C) sẽ bay hơi trước.
Oxy (O₂) có nhiệt độ sôi cao hơn (-183°C) sẽ hóa lỏng và tách ra.
Các khí hiếm như argon (Ar) cũng được tách ra trong quá trình này.
+ Thu hồi nitơ:
Khí nitơ được thu hồi ở phần trên của tháp chưng cất và được nén lại để lưu trữ hoặc sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Vị trí và cấu hình electron nguyên tử
- Nitơ (nitrogen) ở ô thứ 7, nhóm VA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn.
- Cấu hình electron nguyên tử của nitơ là 1s22s22p3.
⇒ Ba electron ở phân lớp 2p có thể tạo được ba liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác.
- Phân tử nitơ gồm hai nguyên tử, giữa chúng hình thành một liên kết ba: N ≡ N .
II. Tính chất vật lí
- Ở điều kiện thường, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, hóa lỏng ở -196 oC.
- Khí nitơ tan rất ít trong nước.
- Nitơ không duy trì sự cháy và sự hô hấp.
III. Tính chất hóa học
- Liên kết ba trong phân tử nitơ rất bền.
⇒ Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học.
- Ở nhiệt độ cao, nitơ có thể tác dụng được với nhiều chất.
- Khi tham gia phản ứng oxi hóa - khử, số oxi hóa của nitơ có thể giảm hoặc tăng, do đó nó thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử.
- Tính oxi hóa vẫn là tính chất chủ yếu của nitơ.
1. Tính oxi hóa
Trong phản ứng với kim loại và hiđro, số oxi hóa của nguyên tố nitơ giảm từ 0 đến -3, nitơ thể hiện tính oxi hóa
a. Tác dụng với kim loại
- Ở nhiệt độ cao, nitơ tác dụng được với một số kim loại hoạt động như Ca, Mg, Al,... tạo thành nitrua kim loại.
b. Tác dụng với hiđro
- Ở nhiệt độ cao, áp suất cao và có mặt chất xúc tác, nitơ tác dụng trực tiếp với hiđro, tạo ra khí amoniac.
2. Tính khử
Ở nhiệt độ khoảng 3000oC (hoặc nhiệt độ của lò hồ quang điện), nitơ kết hợp trực tiếp với oxi, tạo ra khí nitơ monooxit NO.
- Trong thiên nhiên, khí NO được tạo thành khi có sấm sét.
- Ở điều kiện thường, khí NO không màu kết hợp ngay với oxi của không khí, tạo ra khí nitơ đioxit NO2 màu nâu đỏ.
IV. Ứng dụng
- Nguyên tố nitơ là một trong những thành phần dinh dưỡng chính của thực vật.
- Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để tổng hợp khí amoniac, từ đó sản xuất ra axit nitric, phân đạm, ...
- Nhiều ngành công nghiệp như luyện kim, thực phẩm, điện tử, ... sử dụng nitơ làm môi trường trơ. Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học khác.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác: