Câu hỏi:
22/03/2025 13Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu
a) Em thích nhân vật ( hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong tác phẩm đó? Nêu tình cảm, cảm xúc của em về nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) ấy.
b) Tác phẩm đó nói lên điều gì?
Trả lời:

* Đáp án:
a) Em thích hình ảnh kiên cường bất khuất của chị Võ Thị Sáu khi bị địch bắt và tra tấn dã man nhưng chị vẫn nhất quyết không khai ra bí mật của ta
b) Tác phẩm giúp người đọc hiểu rõ hơn về tinh thần bất khuất dũng cảm kiên cường, một lòng hy sinh anh dũng vì Tổ quốc của chị Võ Thị Sáu
* Kiến thức mở rộng:
THAM KHẢO THÊM CÁC CÂU CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG XÂY DỰNG BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC
1. Câu chuyện về Bác Hồ - Chiếc áo vá của Bác
- Nội dung:
Một lần, Bác Hồ có một chiếc áo khoác đã cũ và bị rách. Các đồng chí muốn may cho Bác một chiếc áo mới, nhưng
Bác bảo:
“Các chú hãy lấy kim chỉ ra vá lại là mặc được. Dân ta còn nhiều người nghèo lắm, Bác chưa cần áo mới.”
- Bài học: Bác Hồ luôn giản dị, tiết kiệm và lo cho nhân dân trước tiên. Chúng ta cần học theo Bác, sống tiết kiệm và
biết chia sẻ với người khác.
2. Câu chuyện về Trần Hưng Đạo - Lời khuyên của Hưng Đạo Vương
- Nội dung:
Trước khi mất, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã dặn dò vua Trần:
"Nếu giặc đến, chỉ có đoàn kết toàn dân, dựa vào lòng dân mới có thể đánh thắng."
- Bài học: Nhờ vào sự đoàn kết của nhân dân, quân ta đã chiến thắng kẻ thù mạnh. Bài học về tinh thần đoàn kết
vẫn còn giá trị đến ngày nay.
3. Câu chuyện về Lý Thường Kiệt - Bài thơ thần trên sông Như Nguyệt
- Nội dung:
Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống, Lý Thường Kiệt đã cho quân lính đọc vang bài thơ:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư..."
Quân Tống nghe thấy, sợ hãi và mất tinh thần, giúp quân ta giành chiến thắng.
- Bài học: Tinh thần yêu nước và niềm tin vào dân tộc có thể giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn.
4. Câu chuyện về Võ Nguyên Giáp - Đêm trước chiến thắng Điện Biên Phủ
- Nội dung:
Trước khi quyết định tấn công trận Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã suy nghĩ rất nhiều. Ông quyết
định thay đổi kế hoạch để tránh tổn thất cho bộ đội. Nhờ vậy, quân ta đã giành thắng lợi vang dội.
- Bài học: Làm việc gì cũng cần suy nghĩ cẩn thận, đặt lợi ích chung lên trên hết.
5. Câu chuyện về Hai Bà Trưng - Lời thề trên sông Hát
- Nội dung:
Sau khi cha bị giặc Hán giết hại, Trưng Trắc và Trưng Nhị đã tập hợp nghĩa quân, đứng trên sông Hát Thủy mà thề:
“Đánh giặc giữ nước, rửa hận cho cha, đền nợ nước!”
Hai Bà đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành lại độc lập cho nước ta.
- Bài học: Lòng yêu nước và ý chí kiên cường sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tưởng tượng em được tham gia một trại hè với thiếu nhi các nước, hãy giới thiệu với các bạn về ngày tết Trung thu của thiếu nhi Việt Nam.
Ở Việt Nam, tết Trung thu là một trong những ngày hội vui nhất. Tết Trung thu thường được tổ chức vào đêm 15 tháng Tám âm lịch hằng năm (gọi là Rằm tháng Tám). Vào đêm đó, trăng rất sáng. Người ta bày cổ với bánh và các loại sản vật mùa thu như chuối, bưởi, hồng,... Vào dịp này, ở một số nơi, các bà, các cô còn thi nấu cỗ, làm bánh. Đêm Trung thu, trẻ em là những người vui nhất vì các em được rước đèn, thi đèn, được hoà vào các màn múa lân tưng bừng và rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị khác.
HƯƠNG THẢO
Câu 3:
Dựa vào các thông tin dưới đây, hãy giới thiệu về cuộc thi vẽ tranh "Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình" năm 2023:
Cuộc thi "Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình" năm 2023 đô thu hút sự tham gia của hơn 300 thiếu nhi, trong đó có thiếu nhi các nước Ấn Độ, Ca-dắc-xtan, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Mê-hi-cô, Nam Phi, Nga, Ni-giê-ri-a, Phi-lip-pin, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ... đang học tập và sinh sống tại Hà Nội. Đây là cơ hội tốt để thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước giao lưu, thúc đẩy tình hữu nghị. Trong thời gian 90 phút, các em đã sáng tác hàng trăm bức ảnh màu nước, màu sáp, màu bột, sơn dầu,... Kết thúc cuộc thi, đã có 1 giải Nhất, 5 giải Nhì, 10 giải Ba và 40 giải Khuyến khích được trao cho các hoạ sĩ nhỏ tuổi.
Câu 4:
Kể sáng tạo câu chuyện trong một bài đọc mà em đã học ở lớp Năm bằng cách thay đổi vai kể và phát triển câu chuyện.
Câu 6:
Viết một đoạn văn nói lên mong muốn được sống trong hoà bình của em, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp lặp để liên kết câu. Chỉ ra biện pháp lặp trong đoạn văn của em.
Câu 7:
Giới thiệu với bạn về một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc ở nhà về đề tài bảo vệ hoà bình.
Câu 8:
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện ( hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
Câu 9:
Giới thiệu với bạn về một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về con người chinh phục bầu trời
Gợi ý
– Năm tuần trên khinh khí cầu (Giuyn Véc-nơ)
– Những điều lạ em muốn biết: Thiên văn vũ trụ (Phạm Văn Bình)
– Vũ trụ diệu kì (Rê-béc-ca Gin-pin, Ê-ri-ca Ha-ri-xơn)
Câu 10:
Báo cáo kết quả tham gia của tổ em trong cuộc thi vẽ tranh “Em yêu hoà bình" hoặc một cuộc thi khác do nhà trường phát động.
Câu 11:
Biểu tượng của hoà bình
Biểu tượng của hoà bình đã xuất hiện từ thời cổ đại. Theo thần thoại Hy Lạp, đó là cây ô liu – quà tặng của Nữ thần Trí Tuệ A-ten-na. Sử sách La Mã từ xưa cũng từng ghi lại chuyện một vị tướng đã cầm nhành ô liu đến gặp đối phương để giảng hoà.
Năm 1949, Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình được tổ chức ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ nổi tiếng Pi-cát-xô gửi tặng được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội. Từ đó, chim bồ câu được coi là loài chim tượng trưng cho hoà bình.
Tuy nhiên, hình ảnh chim bồ câu rất khó vẽ. Năm 1958, trong phong trào chống vũ khí hạt nhân ở nước Anh, hoạ sĩ Hâu-tơm đã sáng tạo ra một biểu tượng mới. Đó là một vòng tròn với các đường thẳng mô phỏng chữ N và chữ D theo hệ thống truyền tin bằng cờ. Hai chữ ấy là dạng viết tắt của các từ tiếng tiếng Anh: Nuclear Disarmament (Giải trừ Hạt nhân).
Về sau, biểu tượng của Hậu-tơm được người dân Mỹ sử dụng trong các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh ở Việt Nam, rồi dần dần lan toả khắp nơi, trở thành một biểu tượng mới của hoàn bình thế giới.
THEO TRUNG ANH
Biểu tượng chống vũ khí hạt nhân đã trở thành biểu tượng mới của hoà bình như thế nào?
Câu 13:
Chọn 1 trong 2 đề sau, trao đổi với bạn về các thông tin cần trình bày.
Báo cáo kết quả của tổ em khi tham gia cuộc thi vẽ tranh "Em yêu hoà bình" hoặc một cuộc thi khác do nhà trường phát động.
Câu 15:
Chọn 1 trong 2 đề sau:
b) Viết đoạn văn tưởng tượng về cuộc sống ở quê hương em trong tương lai. Trang trí hoặc về minh hoạ cho bài viết.