Câu hỏi:
04/10/2024 161Tôn giáo được biểu hiện:
A. Qua các đạo khác nhau.
B. Qua các tín ngưỡng.
C. Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức.
D. Qua các hình thức lễ nghi.
Trả lời:
Đáp án đúng là ; C
- Tôn giáo được biểu hiện: Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Bình đẳng giữa các tôn giáo
a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo
- Các tôn giáo ở Việt Nam đều có hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của Pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo vệ.
b. Nội dung cơ bản quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
+ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, phải tôn trọng lẫn nhau và không bị phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo;
+ Các tín đồ có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo, yêu nước, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, chấp hành pháp luật,...
- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
+ Các tôn giáo bình đẳng như nhau, tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
+ Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm.
c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc
- Thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam,
- Tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.
d. Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- Nhà nước đảm bảo quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật
- Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.
- Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo không theo tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
- Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo
Mục lục Giải GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ông A đã đưa hối lộ cho anh B (cán bộ hải quan) để hàng hóa của mình nhập khẩu nhanh mà không cần làm thủ tục hải quan mất nhiều thời gian. Phát hiện hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ của A và B, K đã yêu cầu A phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố cáo A và B. A đã đưa một khoản tiền cho K để mọi chuyện được yên. Y bạn của K biết chuyện K nhận tiền của A đã đi kể lại với vợ của K. Trong tình huống này những ai có hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức?
Câu 2:
Trong thời gian nghỉ thai sản, chị M bị công ty N ra quyết định nghỉ việc. Chị M đã làm đơn khiếu nại quyết định trên. Trong trường hợp này pháp luật đã:
Câu 3:
Ông A bán thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc cho nhiều người. Việc làm của ông đã vi phạm luật:
Câu 4:
Anh H bị đình chỉ công tác vì đã kí và đã cấp giấy chứng nhận kết hôn cho B khi biết rõ B chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn. Việc anh H bị đình chỉ công tác thể hiện:
Câu 5:
Bạn M hỏi bạn A, tại sao tất cả các quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình đều phù hợp với quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” trong Hiến Pháp? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào của pháp luật dưới đây để giải thích cho bạn M?
Câu 6:
"...Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân...Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương đều do dân cử ra..." (Hồ Chí Minh toàn tập, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5, tr.698 đã thể hiện bản chất gì của pháp luật?
Câu 8:
Luật Hôn nhân và gia đình quy định. Nữ từ đủ 18t trở lên, nam từ đủ 20t trở lên mới được kết hôn. Quy định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
Câu 9:
H và L ở cùng phòng. Do ghen ghét với L, H đã lập Nichname giả về L trên mạng xã hội để gây chia rẽ tình cảm của L với mọi người. Như vậy H đã vi phạm pháp luật:
Câu 10:
Nếu tình cờ phát hiện kẻ trộm vào nhà hàng xóm, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây mà em cho là phù hợp nhất?
Câu 11:
Cho tình huống sau: Hùng, Huy, Tuấn và Lâm đều 19 tuổi đã bị công an xã A bắt tại chỗ vì tội đánh bạc ăn tiền. Ông trưởng công an xã A đã kí quyết định xử phạt hành chính đối với Hùng, Tuấn và Lâm. Huy là cháu của ông chủ tịch xã A nên không bị xử phạt, chỉ bị công an xã A nhắc nhở rồi cho về. Trong các trường hợp trên Hùng, Huy, Tuấn và Lâm?
Câu 12:
A lừa B chiếm đoạt một số tiền lớn và đe dọa nếu để người khác biết sẽ thanh toán B. Trong trường hợp này, theo em B phải làm gì để bảo vệ mình?
Câu 13:
Việc cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi đi xe máy vượt đèn đỏ của công dân nhằm:
Câu 15:
Cơ sở sản xuất giấy X bị cán bộ môi trường lập biên bản đình chỉ hoạt động vì không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng qui định. Trong trường hợp này, cán bộ môi trường đã sử vai trò nào của pháp luật?