Câu hỏi:
22/03/2025 24Thăm nhà Bác
Anh dắt em vào cõi Bắc xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tằm có
Có buổi cam thơm, mát bóng dừa.
Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường máy chiếu cõi, đơn chăn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.
Ô vẫn còn đây, của các em
Chồng thư mới mở, Bác đang xem
Chắc Người thương lắm lòng con trẻ
Nên để băng khuông gió động rèm...
Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình, cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa.
TỐ HỮU
Tìm trong bài thơ những chi tiết thể hiện nếp sống giản dị của Bác Hồ.
Trả lời:

* Đáp án:
Những chi tiết thể hiện nếp sống giản dị của Bác Hồ:
Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mũi sơn
Giường máy chiếu cõi, đơn chăn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.
* Kiến thức mở rộng:
NỘI DUNG BÀI " THĂM NHÀ BÁC"
Nội dung và nghệ thuật
a) Khổ 1: Không gian nhà Bác mộc mạc, bình dị
"Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tằm có
Có buổi cam thơm, mát bóng dừa."
- Hình ảnh "đường xoài hoa trắng", "nắng đu đưa", "hồ nước lặng", "cam thơm", "bóng dừa" gợi lên khung cảnh
mộc mạc, yên bình của nhà Bác.
- Cách tả cảnh nhẹ nhàng, thơ mộng giúp người đọc cảm nhận được sự giản dị, thanh cao trong cuộc sống của Bác
Hồ.
b) Khổ 2: Sự đơn sơ trong cuộc sống của Bác
"Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn."
- Các hình ảnh "nhà gác đơn sơ", "gỗ thường mộc mạc", "giường mây chiếu cói", "tủ nhỏ, mấy áo sờn" nhấn mạnh
lối sống giản dị, tiết kiệm, thanh bạch của Bác.
- Không gian làm việc và sinh hoạt của Bác tuy đơn giản nhưng ấm áp, gần gũi, phản ánh phong cách sống cao đẹp
của một người suốt đời lo cho dân tộc.
c) Khổ 3: Bác luôn quan tâm đến thiếu nhi
"Ô vẫn còn đây, của các em
Chồng thư mới mở, Bác đang xem
Chắc Người thương lắm lòng con trẻ
Nên để bâng khuâng gió động rèm..."
- Chi tiết "ô vẫn còn đây", "chồng thư mới mở" cho thấy Bác luôn dành sự quan tâm, yêu thương sâu sắc đối với
thiếu nhi.
- Hình ảnh "gió động rèm" gợi sự bâng khuâng, lưu luyến, như thể Bác vẫn luôn ở đây, dõi theo và yêu thương mọi
người.
d) Khổ 4: Tấm lòng cao cả của Bác
"Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình, cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa."
- Điệp từ "thương" nhấn mạnh tình yêu bao la của Bác dành cho đất nước, nhân dân, thiên nhiên.
- So sánh "Như dòng sông chảy, nặng phù sa" thể hiện sự cống hiến trọn đời của Bác. Giống như dòng sông âm
thầm bồi đắp phù sa cho đất đai, Bác đã hi sinh, dâng hiến tất cả vì dân tộc.
3. Tổng kết
- Nội dung:
+ Bài thơ ca ngợi lối sống giản dị, thanh cao và tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc của Bác Hồ.
+ Thể hiện tình cảm kính yêu, biết ơn của tác giả và nhân dân đối với Bác.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ nhẹ nhàng, lời thơ mộc mạc, giàu cảm xúc.
+ Sử dụng hình ảnh gần gũi, giàu tính biểu cảm.
+ Biện pháp so sánh, điệp từ nhấn mạnh tình cảm yêu thương của Bác dành cho mọi người.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tưởng tượng em được tham gia một trại hè với thiếu nhi các nước, hãy giới thiệu với các bạn về ngày tết Trung thu của thiếu nhi Việt Nam.
Ở Việt Nam, tết Trung thu là một trong những ngày hội vui nhất. Tết Trung thu thường được tổ chức vào đêm 15 tháng Tám âm lịch hằng năm (gọi là Rằm tháng Tám). Vào đêm đó, trăng rất sáng. Người ta bày cổ với bánh và các loại sản vật mùa thu như chuối, bưởi, hồng,... Vào dịp này, ở một số nơi, các bà, các cô còn thi nấu cỗ, làm bánh. Đêm Trung thu, trẻ em là những người vui nhất vì các em được rước đèn, thi đèn, được hoà vào các màn múa lân tưng bừng và rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị khác.
HƯƠNG THẢO
Câu 3:
Dựa vào các thông tin dưới đây, hãy giới thiệu về cuộc thi vẽ tranh "Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình" năm 2023:
Cuộc thi "Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình" năm 2023 đô thu hút sự tham gia của hơn 300 thiếu nhi, trong đó có thiếu nhi các nước Ấn Độ, Ca-dắc-xtan, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Mê-hi-cô, Nam Phi, Nga, Ni-giê-ri-a, Phi-lip-pin, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ... đang học tập và sinh sống tại Hà Nội. Đây là cơ hội tốt để thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước giao lưu, thúc đẩy tình hữu nghị. Trong thời gian 90 phút, các em đã sáng tác hàng trăm bức ảnh màu nước, màu sáp, màu bột, sơn dầu,... Kết thúc cuộc thi, đã có 1 giải Nhất, 5 giải Nhì, 10 giải Ba và 40 giải Khuyến khích được trao cho các hoạ sĩ nhỏ tuổi.
Câu 4:
Kể sáng tạo câu chuyện trong một bài đọc mà em đã học ở lớp Năm bằng cách thay đổi vai kể và phát triển câu chuyện.
Câu 6:
Viết một đoạn văn nói lên mong muốn được sống trong hoà bình của em, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp lặp để liên kết câu. Chỉ ra biện pháp lặp trong đoạn văn của em.
Câu 7:
Giới thiệu với bạn về một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc ở nhà về đề tài bảo vệ hoà bình.
Câu 8:
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện ( hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
Câu 9:
Báo cáo kết quả tham gia của tổ em trong cuộc thi vẽ tranh “Em yêu hoà bình" hoặc một cuộc thi khác do nhà trường phát động.
Câu 10:
Biểu tượng của hoà bình
Biểu tượng của hoà bình đã xuất hiện từ thời cổ đại. Theo thần thoại Hy Lạp, đó là cây ô liu – quà tặng của Nữ thần Trí Tuệ A-ten-na. Sử sách La Mã từ xưa cũng từng ghi lại chuyện một vị tướng đã cầm nhành ô liu đến gặp đối phương để giảng hoà.
Năm 1949, Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình được tổ chức ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ nổi tiếng Pi-cát-xô gửi tặng được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội. Từ đó, chim bồ câu được coi là loài chim tượng trưng cho hoà bình.
Tuy nhiên, hình ảnh chim bồ câu rất khó vẽ. Năm 1958, trong phong trào chống vũ khí hạt nhân ở nước Anh, hoạ sĩ Hâu-tơm đã sáng tạo ra một biểu tượng mới. Đó là một vòng tròn với các đường thẳng mô phỏng chữ N và chữ D theo hệ thống truyền tin bằng cờ. Hai chữ ấy là dạng viết tắt của các từ tiếng tiếng Anh: Nuclear Disarmament (Giải trừ Hạt nhân).
Về sau, biểu tượng của Hậu-tơm được người dân Mỹ sử dụng trong các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh ở Việt Nam, rồi dần dần lan toả khắp nơi, trở thành một biểu tượng mới của hoàn bình thế giới.
THEO TRUNG ANH
Biểu tượng chống vũ khí hạt nhân đã trở thành biểu tượng mới của hoà bình như thế nào?
Câu 12:
Chọn 1 trong 2 đề sau, trao đổi với bạn về các thông tin cần trình bày.
Báo cáo kết quả của tổ em khi tham gia cuộc thi vẽ tranh "Em yêu hoà bình" hoặc một cuộc thi khác do nhà trường phát động.
Câu 14:
Chọn 1 trong 2 đề sau:
b) Viết đoạn văn tưởng tượng về cuộc sống ở quê hương em trong tương lai. Trang trí hoặc về minh hoạ cho bài viết.
Câu 15:
Viết đoạn văn ngắn nói về một di tích lịch sử mà em biết, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép.