Câu hỏi:

17/07/2024 133

1. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả của một số bệnh về máu, tim mạch.

2. Đề xuất biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn và cơ thể. Giải thích cơ sở của các biện pháp đó.

Biện pháp phòng bệnh

Cơ sở của biện pháp

 

 

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

1. Nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả của một số bệnh về máu, tim mạch:

Tên bệnh

Nguyên nhân

Triệu chứng

Hậu quả

Thiếu máu

- Do không sản xuất đủ hoặc giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố (hemoglobin) dẫn đến máu giảm khả năng vận chuyển oxygen trong cơ thể.

- Hoặc do mất quá nhiều máu khi bị thương, khi đến kì kinh nguyệt.

Mệt mỏi, da xanh, tim đập nhanh, đau thắt ngực, ngất và khó thở khi gắng sức…

Khiến cơ thể mệt mỏi và suy giảm chất lượng cuộc sống; có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim kéo dài, ngất xỉu đột ngột, mẹ bầu có thể sinh non, thậm chí tử vong.

Huyết

áp cao

- Huyết áp tăng cao lúc đầu có thể do sau khi luyện tập thể dục, thể thao, khi tức giận hay khi bị sốt,… Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm tổn thương cấu trúc thành động mạch và gây ra bệnh huyết áp cao.

- Do chế độ ăn nhiều đường và muối, thức ăn chứa nhiều chất béo,…

Nhức đầu, tê hoặc ngứa râm ran ở các chi, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, chảy máu cam, …

Có thể gây ra nhiều biến chứng như nguy hiểm về sau như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận,…

Xơ vữa động mạch

- Do chế độ ăn chưa hợp lí, hút thuốc lá, ít vận động,… dẫn đến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao kết hợp với Ca2+ ngấm vào thành mạch.

 

Các triệu chứng cụ thể phụ thuộc vào vị trí động mạch bị xơ vữa như: Đau thắt ngực, tê bì tay chân hoặc cảm giác yếu ớt vô lực, khó nói hoặc nói lắp, mất thị lực tạm thời ở một mắt hoặc cơ mặt bị rủ xuống,…

- Làm hẹp lòng mạch, mạch bị xơ vữa, dẫn đến tăng huyết áp, giảm dòng máu, tạo thành các cục máu đông dẫn đến tắc mạch. Nếu các cục máu đông xuất hiện ở động mạch vành tim gây đau tim, còn ở động mạch não là nguyên nhân gây đột quỵ.

2. Đề xuất biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn và cơ thể. Giải thích cơ sở của các biện pháp đó.

Biện pháp phòng bệnh

Cơ sở của biện pháp

Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đủ chất; hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, đường hoặc dầu mỡ; ăn uống hợp vệ sinh;…

Bổ sung sắt và các chất cần thiết tốt cho hệ tuần hoàn. Ăn nhiều muối, đường, dầu mỡ tác động không tốt đến tim và hệ mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch,… Ngăn chặn sự xâm nhập của một số virus, vi khuẩn,… gây bệnh cho cơ thể.

Khắc phục và hạn chế những nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn: Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…; tạo cuộc sống vui tươi, thoải mái về tinh thần, giảm căng thẳng;…

Nếu tăng nhịp tim kéo dài sẽ dẫn đến bệnh suy tim và có thể làm tim ngừng hoạt động. Nếu tăng huyết áp kéo dài có thể sẽ làm tổn thương cấu trúc thành động mạch và gây bệnh.

Rèn luyện thể dục, thể thao vừa sức, hợp lí.

Nâng dần sức chịu đựng của tim và cơ thể, tăng khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn.

Khám sức khỏe định kì.

Phát hiện bệnh tật liên quan đến tim mạch để chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt động và sinh hoạt phù hợp để bệnh được kiểm soát.

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tiêu diệt các tác nhân truyền bệnh qua đường máu.

Giảm thiếu tối đa sự ảnh hưởng và gây hại của các tác nhân truyền bệnh qua đường máu.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Kết quả điều tra một số bệnh về máu và tim mạch:

Bảng 33.2.

Tên bệnh

Số người mắc

Nguyên nhân

Biện pháp phòng chống

 

 

 

 

Xem đáp án » 20/07/2024 296

Câu 2:

Nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn và trình bày sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn.

Xem đáp án » 17/07/2024 179

Câu 3:

1. Hiến máu có hại cho sức khoẻ không? Vì sao?

2. Những ai có thể hiến máu được và những ai không thể hiến máu?

Xem đáp án » 23/07/2024 168

Câu 4:

Tiêm vaccine có vai trò gì trong việc phòng bệnh?

Xem đáp án » 19/07/2024 165

Câu 5:

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể chúng ta nếu thiếu một trong các thành phần của máu?

Xem đáp án » 18/07/2024 151

Câu 6:

Hoàn thành sơ đồ truyền máu bằng cách đánh dấu chiều mũi tên thể hiện mối quan hệ cho, nhận giữa các nhóm máu:

Media VietJack

Xem đáp án » 15/07/2024 146

Câu 7:

Xác định tên và chức năng các thành phần của máu được đánh số trong Hình 33.1 SGK KHTN 8.

Xem đáp án » 15/07/2024 130

Câu 8:

Giải thích vì sao con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khoẻ mạnh.

Xem đáp án » 22/07/2024 121

Câu 9:

Vì sao người có nhóm máu O có thể truyền máu được cho người có nhóm máu A, B, AB và O nhưng họ chỉ nhận được duy nhất nhóm máu O?

Xem đáp án » 22/07/2024 121

Câu 10:

1. Khi thực hiện biện pháp buộc dây garô cần lưu ý những điều gì?

2. Vì sao chỉ dùng biện pháp buộc dây garô để sơ cứu những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân? Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở

tay, chân cần được xử lí như thế nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 103

Câu 11:

Trước khi đo huyết áp, nếu người được đo vận động mạnh hay căng thẳng thì kết quả đo không chính xác. Em hãy đưa ra những lưu ý cho người cần đo huyết áp để có kết quả đo chính xác và giải thích cơ sở của những lưu ý vừa nêu.

Lưu ý trước khi đo:

Cơ sở:

Xem đáp án » 22/07/2024 90

Câu 12:

Người có nhóm máu A có thể nhận những nhóm máu nào? Nếu truyền nhóm máu không phù hợp sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Xem đáp án » 15/07/2024 89

Câu 13:

Độ tuổi bị đột quỵ và xơ vữa động mạch ngày càng trẻ hoá. Bằng kiến thức đã học, em hãy dự đoán các nguyên nhân gây nên hai bệnh trên. Từ đó đưa ra các việc làm cụ thể để phòng chống bệnh.

Xem đáp án » 22/07/2024 82