Câu hỏi:
06/10/2024 479
Thương mại thế giới phát triển mạnh được biểu hiện qua đặc điểm:
A. WTO với 150 thành viên chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới.
B. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm là trong ngày càng lớn.
C. Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới.
D. Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Thương mại thế giới phát triển mạnh được biểu hiện qua đặc điểm: WTO với 150 thành viên chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới.
Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.
→ A đúng.B,C,D sai.
* TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
- Toàn cầu hóa là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động, phát triển, hướng tới một nền kinh tế hội nhập và thống nhất.
1. Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế
a) Thương mại thế giới phát triển
- Tốc độ tăng trưởng của thương mại ngày càng nhanh và luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của Tổ chức Thương mại thế giới đã thúc đẩy tự do thương mại làm nền kinh tế thế giới được phát triển năng động.
- Hoạt động thương mại trên thế giới ngày càng được tự do hơn thông qua việc: cắt giảm thuế quan; tiến tới bãi bỏ các chi phí thuế quan; đảm bảo cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử.
- Hợp tác song phương đa phương ngày càng trở nên phổ biến. Nhờ đó, hàng hóa, dịch vụ được lưu thông giữa các quốc gia nhanh chóng, thuận lợi thúc đẩy thương mại thế giới phát triển mạnh.
- Các tổ chức kinh tế, diễn đàn, như: Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương,… ngày càng đóng vai trò quan trọng.
b) Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
- Toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính:
+ Được biểu hiện qua các nội dung cơ bản như: tự do hóa lãi suất; tự do hóa tham gia các hoạt động ngân hàng và dịch vụ tài chính trên toàn thế giới, không phân biệt biên giới; tự do hóa việc di chuyển các nguồn vốn quốc tế….
+ Quá trình này diễn ra trên hệ thống nền tài chính quốc gia, hội nhập lẫn nhau, tác động mạnh mẽ.
- Các ngân hàng lớn của các quốc gia kết nối với nhau tạo nên một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu. Một số tổ chức như: Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới,… ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của toàn cầu cũng như kinh tế xã hội của các quốc gia.
c) Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia
- Các công ty đa quốc là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Số lượng các công ty quốc gia và các chi nhánh không ngừng tăng lên, chiếm thị phần ngày càng cao trong nền kinh tế thế giới.
- Vai trò của các các công ty đa quốc gia:
+ Ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực như: tài chính, công nghệ, dịch vụ và lao động…. + Tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và vận hành các chuỗi cung ứng toàn cầu.
+ Khai thác tốt hơn các lợi thế so sánh của các quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển.
d) Gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu
- Các tiêu chuẩn thống nhất về sản phẩm, quản lý quá trình, cung cấp dịch vụ. …ngày càng được áp dụng nhiều trên các lĩnh vực và phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế góp phần thúc đẩy phát triển thương mại toàn cầu.
- Các nước phát triển có hệ thống tiêu chuẩn cao hơn các nước đang phát triển. Trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển ngày càng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường quốc tế hiệu quả hơn.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 3: Thực hành: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế
Giải Địa lí 11 Bài 3: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế
- Toàn cầu hóa là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động, phát triển, hướng tới một nền kinh tế hội nhập và thống nhất.
1. Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế
a) Thương mại thế giới phát triển
- Tốc độ tăng trưởng của thương mại ngày càng nhanh và luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của Tổ chức Thương mại thế giới đã thúc đẩy tự do thương mại làm nền kinh tế thế giới được phát triển năng động.
- Hoạt động thương mại trên thế giới ngày càng được tự do hơn thông qua việc: cắt giảm thuế quan; tiến tới bãi bỏ các chi phí thuế quan; đảm bảo cạnh tranh công bằng và không phân biệt đối xử.
- Hợp tác song phương đa phương ngày càng trở nên phổ biến. Nhờ đó, hàng hóa, dịch vụ được lưu thông giữa các quốc gia nhanh chóng, thuận lợi thúc đẩy thương mại thế giới phát triển mạnh.
- Các tổ chức kinh tế, diễn đàn, như: Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương,… ngày càng đóng vai trò quan trọng.
b) Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
- Toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính:
+ Được biểu hiện qua các nội dung cơ bản như: tự do hóa lãi suất; tự do hóa tham gia các hoạt động ngân hàng và dịch vụ tài chính trên toàn thế giới, không phân biệt biên giới; tự do hóa việc di chuyển các nguồn vốn quốc tế….
+ Quá trình này diễn ra trên hệ thống nền tài chính quốc gia, hội nhập lẫn nhau, tác động mạnh mẽ.
- Các ngân hàng lớn của các quốc gia kết nối với nhau tạo nên một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu. Một số tổ chức như: Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới,… ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của toàn cầu cũng như kinh tế xã hội của các quốc gia.
c) Tăng cường vai trò của các công ty đa quốc gia
- Các công ty đa quốc là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Số lượng các công ty quốc gia và các chi nhánh không ngừng tăng lên, chiếm thị phần ngày càng cao trong nền kinh tế thế giới.
- Vai trò của các các công ty đa quốc gia:
+ Ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực như: tài chính, công nghệ, dịch vụ và lao động…. + Tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và vận hành các chuỗi cung ứng toàn cầu.
+ Khai thác tốt hơn các lợi thế so sánh của các quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển.
d) Gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu
- Các tiêu chuẩn thống nhất về sản phẩm, quản lý quá trình, cung cấp dịch vụ. …ngày càng được áp dụng nhiều trên các lĩnh vực và phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế góp phần thúc đẩy phát triển thương mại toàn cầu.
- Các nước phát triển có hệ thống tiêu chuẩn cao hơn các nước đang phát triển. Trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển ngày càng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường quốc tế hiệu quả hơn.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 3: Thực hành: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế
Giải Địa lí 11 Bài 3: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ THỜI KÌ 1995 2004
(Đơn vị: %)
Năm
1995
1998
1999
2000
2004
Xuất khẩu
43,1
28,8
39,9
38,3
34,8
Nhập khẩu
56,9
71,2
60,1
61,7
65,2
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ thời kì 1995 – 2004.
b) Nhận xét về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ.
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ THỜI KÌ 1995 2004
(Đơn vị: %)
Năm |
1995 |
1998 |
1999 |
2000 |
2004 |
Xuất khẩu |
43,1 |
28,8 |
39,9 |
38,3 |
34,8 |
Nhập khẩu |
56,9 |
71,2 |
60,1 |
61,7 |
65,2 |
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ thời kì 1995 – 2004.
b) Nhận xét về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ.