Câu hỏi:
12/07/2024 154Thực tiễn việc giải quyết mối quan hệ giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thực dân Pháp và quân Trung Hoa dân quốc (2/9/1945 – trước 19/12/1946) đã để lại bài học kinh nghiệm gì trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
A. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
B. Hòa hiếu với các nước, nhún nhường phải có nguyên tắc.
C. Đảm bảo Đảng Cộng sản nắm quyền.
D. Đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Trả lời:
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A loại vì giai đoạn từ sau 2/9/1945 đến trước 19/12/1946 ta chưa có sự ủng hộ từ quốc tế. Phải từ năm 1950 trở đi thì Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN mới lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta. Từ đó, Việt Nam mới bắt đầu có sự ủng hộ, giúp đỡ từ phía cộng đồng quốc tế.
B chọn vì Việt Nam luôn mong muốn hòa bình và cố gắng hết sức để bảo vệ hòa bình, không muốn xảy ra chiến tranh Việt Nam thực hiện hòa hiếu với các nước, nhún nhường nhưng luôn dựa trên nguyên tắc không vi phạm chủ quyền quốc gia, dân tộc.
C loại vì ngày 11/11/1945 Đảng đã tuyên bố “tự giải tán”.
D loại vì nội dung này không phải là bài học được rút ra từ việc giải quyết mối quan hệ giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thực dân Pháp và quân Trung Hoa dân quốc (2/9/1945 – trước 19/12/1946).
Chọn B.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Sự ra đời của tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) là biểu hiện rõ nét của xu thế nào dưới đây?
Câu 3:
Đâu là con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc tìm ra cho dân tộc Việt Nam năm 1920?
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
Câu 5:
Quyết định nào của Hội nghị Ianta (1945) tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam năm 1945?
Câu 6:
Sự kiện nào đã làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo cơ sở xã hội và điều kiện chính trị để tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản?
Câu 7:
Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911-1917) so với những người đi trước là gì?
Câu 9:
Đâu là mục đích chính trị của Kế hoạch Mácsan Mĩ triển khai ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 10:
Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về quan hệ quốc tế từ những năm 70 của thế kỷ XX đến 1989?
Câu 11:
Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925 ở Việt Nam các tầng lớp tư sản, tiểu tư sản đã sử dụng hình thức đấu tranh nào dưới đây?
Câu 12:
Nước nào có âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám (1945) thành công?
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây là mục tiêu của quân ta trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
Câu 15:
Thời cơ “ngàn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) được Đảng cộng sản Đông Dương xác định khi nào?