Câu hỏi:
22/07/2024 105
Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Mỗi vùng, miền trên đất nước đều gắn với một loại cây đặc trưng: dừa ở Bến Tre, bàng vuông ở Trường Sa, phượng ở Hải Phòng,... Viết bài văn tả một cây được trồng nhiêu ở địa phương hoặc nơi em ở.
b. Trong thế giới loài vật có nhiều loài có ích: chim sâu bảo vệ mùa màng, gà gáy sáng, vịt đẻ trứng,... Viết bài văn tả một con vật có ích mà em biết.
Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Mỗi vùng, miền trên đất nước đều gắn với một loại cây đặc trưng: dừa ở Bến Tre, bàng vuông ở Trường Sa, phượng ở Hải Phòng,... Viết bài văn tả một cây được trồng nhiêu ở địa phương hoặc nơi em ở.
b. Trong thế giới loài vật có nhiều loài có ích: chim sâu bảo vệ mùa màng, gà gáy sáng, vịt đẻ trứng,... Viết bài văn tả một con vật có ích mà em biết.
Trả lời:
a.
Những con phố cổ luôn có trong tâm tưởng của người Hà Nội. Và tự lúc nào, đầu mỗi con phố đều có một cây hoa sữa.
Những ngày hè nóng nực, cây như một chiếc ô xanh che mát cho mấy bác xích lô, những người khách bộ hành... Thân cây hoa sữa cao, mảnh dẻ nhưng sần sùi, thô ráp như có sự can thiệp cùa bàn tay khốc liệt là thời gian. Cành cây mảnh mai vươn dài xen lẫn trong đám lá xanh rì. Những chiếc lá nhỏ, dài mọc thành từng chùm, mỗi chùm có khoảng 5- 6 lá. Lá hoa sữa khá đặc biệt, mặt sau của lá không phải là màu xanh là màu trắng bàng bạc. Nói đến thân, cành, lá thì dĩ nhiên phải nói đến nhựa cây. Bởi chính nguồn nhựa sống ấy đã giúp cây trường tồn cùng thời gian. Mỗi lần ai đó bứt lá hay lũ trẻ nghịch ngợm nô đùa, bẻ gẫy cành cây thì dòng nhựa trắng đục ấy lại chảy ra như dòng máu nóng.
Những buổi chiều mùa đông, nếu có dịp tản bộ trên con đường Nguyễn Du, bạn sẽ ngửi thấy một mùi thơm thoang thoảng nhưng nồng nàn, đó chính là mùi thơm của hoa sữa đã nở rồi đấy. Không ngờ loài cây bình dị ấy lại có thể dâng cho đời một hương hoa thơm đặc biệt đến vậy. Hoa sữa nhỏ xinh, trắng ngà, kết với nhau thành từng chùm. Mỗi chùm hoa chỉ nhỏ bằng nắm tay tôi. Từ chùm hoa luôn toả ra mùi thơm ngây ngất. Hương của nó vừa quyến rũ lại vừa dịu êm, vừa thanh tao lại sang trọng như được tạo hoá ban tặng. Nếu ta đưa cả chùm hoa lên mũi ngửi thì sẽ thấy một mùi thơm sực nức.
Nhưng nếu ngửi hương hoa trong không khí, trong gió nhẹ thoảng qua thì mùi thơm ấy lại mát dịu, dễ đi vào lòng người. Ông tôi thường bảo rằng: “Hoa sữa không có sắc đẹp nhưng nó có hương thơm say nồng, quyến rũ đến lạ kỳ mà khó loài hoa nào có được”. Có lẽ vì thế mà hoa sữa luôn gắn liền với đất Hà Thành, với con người Hà Nội. Hoa sữa tô điểm cho Hà Nội một vẻ đẹp đáng yêu. Người Hà Nội, ai đi xa cũng để thương, để nhớ hoa sữa trong tâm hồn mình.
Hoa sữa tô điểm cho Hà Nội một vẻ đẹp đáng yêu. Người Hà Nội, ai đi xa cũng để thương, để nhớ hoa sữa trong tâm hồn mình.
b.
“Meo…meo…meo, rửa mặt như mèo”. Đó là bài hát yêu thích của em Phượng, em gái em. Vì ngày nào Phượng cũng hát bài đó nên mẹ đã mua cho hai chị em một con mèo tam thể rất đẹp.
Chú mèo tên là Tom. Bộ lông ba sắc màu vàng, đen, trắng xen kẽ nhau mượt mà và còn đem lại cho Tôm một bộ y phục tuyệt diệu. Cái đầu tròn tròn bằng nắm tay người lớn, được điểm sáng bằng cái mũi nho nhỏ, xinh xinh với hai cái lỗ ươn ướt màu hồng phấn. Hai bên khóe miệng, những sợi râu mép trắng như cước lúc nào cũng cử động liên tục. Chân chú như quả bí đao. Bốn chân nhỏ và thon. Cái đuôi dài thướt tha, duyên dáng. Bộ móng vuốt của Tôm thì rất lợi hại vừa nhọn trông vừa đáng sợ như một vũ khí phòng thân khi có chuyện gì xảy ra
Tôm rất thích được vuốt ve, chiều chuộng. Những lúc đang xem tivi, chú nằm vào lòng em như muốn em xoa vào bộ lông mềm mại của chú. Những ngày nắng ấm, Tôm thường ra sân nằm cạnh gốc chanh, ưỡn cái bụng trắng hồng ra đón nắng. Đôi mắt cũng ra vẻ lim dim, ngắm nhìn những đám mây giữa vòm trời trong xanh lồng lộng.
Ban đêm, Tôm tỏ ra chăm chỉ và cần mẫn làm việc lắm. Không có một xó xỉnh nào mà chú không lục lọi. Đặc biệt là dưới bếp lũ chuột hay qua lại. Đôi mắt của chú trong đêm tối như những tia hào quang xuyên thủng bức màn đêm. Đôi bàn chân của chú được “trang bị” một lớp đệm dày và êm nên những bước đi của Tôm rất nhẹ nhàng. Vì vậy, những con chuột nhắt, chuột cống bẩn thỉu không thể nào qua khỏi chiếc miệng với những chiếc răng sắc nhọn của chú.
Em rất quý Tôm vì chú đã giúp gia đình em diệt sạch lũ chuột hư đốn. Với công lao to lớn này của chú em sẽ cho chú mèo Tôm “một người thợ săn chuột” bữa tiệc với vài con cá bống và một cốc sữa con bò. Tôm quả là một con mèo khôn ngoan và biết nghe lời.
a.
Những con phố cổ luôn có trong tâm tưởng của người Hà Nội. Và tự lúc nào, đầu mỗi con phố đều có một cây hoa sữa.
Những ngày hè nóng nực, cây như một chiếc ô xanh che mát cho mấy bác xích lô, những người khách bộ hành... Thân cây hoa sữa cao, mảnh dẻ nhưng sần sùi, thô ráp như có sự can thiệp cùa bàn tay khốc liệt là thời gian. Cành cây mảnh mai vươn dài xen lẫn trong đám lá xanh rì. Những chiếc lá nhỏ, dài mọc thành từng chùm, mỗi chùm có khoảng 5- 6 lá. Lá hoa sữa khá đặc biệt, mặt sau của lá không phải là màu xanh là màu trắng bàng bạc. Nói đến thân, cành, lá thì dĩ nhiên phải nói đến nhựa cây. Bởi chính nguồn nhựa sống ấy đã giúp cây trường tồn cùng thời gian. Mỗi lần ai đó bứt lá hay lũ trẻ nghịch ngợm nô đùa, bẻ gẫy cành cây thì dòng nhựa trắng đục ấy lại chảy ra như dòng máu nóng.
Những buổi chiều mùa đông, nếu có dịp tản bộ trên con đường Nguyễn Du, bạn sẽ ngửi thấy một mùi thơm thoang thoảng nhưng nồng nàn, đó chính là mùi thơm của hoa sữa đã nở rồi đấy. Không ngờ loài cây bình dị ấy lại có thể dâng cho đời một hương hoa thơm đặc biệt đến vậy. Hoa sữa nhỏ xinh, trắng ngà, kết với nhau thành từng chùm. Mỗi chùm hoa chỉ nhỏ bằng nắm tay tôi. Từ chùm hoa luôn toả ra mùi thơm ngây ngất. Hương của nó vừa quyến rũ lại vừa dịu êm, vừa thanh tao lại sang trọng như được tạo hoá ban tặng. Nếu ta đưa cả chùm hoa lên mũi ngửi thì sẽ thấy một mùi thơm sực nức.
Nhưng nếu ngửi hương hoa trong không khí, trong gió nhẹ thoảng qua thì mùi thơm ấy lại mát dịu, dễ đi vào lòng người. Ông tôi thường bảo rằng: “Hoa sữa không có sắc đẹp nhưng nó có hương thơm say nồng, quyến rũ đến lạ kỳ mà khó loài hoa nào có được”. Có lẽ vì thế mà hoa sữa luôn gắn liền với đất Hà Thành, với con người Hà Nội. Hoa sữa tô điểm cho Hà Nội một vẻ đẹp đáng yêu. Người Hà Nội, ai đi xa cũng để thương, để nhớ hoa sữa trong tâm hồn mình.
Hoa sữa tô điểm cho Hà Nội một vẻ đẹp đáng yêu. Người Hà Nội, ai đi xa cũng để thương, để nhớ hoa sữa trong tâm hồn mình.
b.
“Meo…meo…meo, rửa mặt như mèo”. Đó là bài hát yêu thích của em Phượng, em gái em. Vì ngày nào Phượng cũng hát bài đó nên mẹ đã mua cho hai chị em một con mèo tam thể rất đẹp.
Chú mèo tên là Tom. Bộ lông ba sắc màu vàng, đen, trắng xen kẽ nhau mượt mà và còn đem lại cho Tôm một bộ y phục tuyệt diệu. Cái đầu tròn tròn bằng nắm tay người lớn, được điểm sáng bằng cái mũi nho nhỏ, xinh xinh với hai cái lỗ ươn ướt màu hồng phấn. Hai bên khóe miệng, những sợi râu mép trắng như cước lúc nào cũng cử động liên tục. Chân chú như quả bí đao. Bốn chân nhỏ và thon. Cái đuôi dài thướt tha, duyên dáng. Bộ móng vuốt của Tôm thì rất lợi hại vừa nhọn trông vừa đáng sợ như một vũ khí phòng thân khi có chuyện gì xảy ra
Tôm rất thích được vuốt ve, chiều chuộng. Những lúc đang xem tivi, chú nằm vào lòng em như muốn em xoa vào bộ lông mềm mại của chú. Những ngày nắng ấm, Tôm thường ra sân nằm cạnh gốc chanh, ưỡn cái bụng trắng hồng ra đón nắng. Đôi mắt cũng ra vẻ lim dim, ngắm nhìn những đám mây giữa vòm trời trong xanh lồng lộng.
Ban đêm, Tôm tỏ ra chăm chỉ và cần mẫn làm việc lắm. Không có một xó xỉnh nào mà chú không lục lọi. Đặc biệt là dưới bếp lũ chuột hay qua lại. Đôi mắt của chú trong đêm tối như những tia hào quang xuyên thủng bức màn đêm. Đôi bàn chân của chú được “trang bị” một lớp đệm dày và êm nên những bước đi của Tôm rất nhẹ nhàng. Vì vậy, những con chuột nhắt, chuột cống bẩn thỉu không thể nào qua khỏi chiếc miệng với những chiếc răng sắc nhọn của chú.
Em rất quý Tôm vì chú đã giúp gia đình em diệt sạch lũ chuột hư đốn. Với công lao to lớn này của chú em sẽ cho chú mèo Tôm “một người thợ săn chuột” bữa tiệc với vài con cá bống và một cốc sữa con bò. Tôm quả là một con mèo khôn ngoan và biết nghe lời.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc bài và thực hiện yêu cầu
Bạn nhỏ trong rừng
Lán địa chất của bố tôi ở trong rừng cây sau sau. Trong hốc một cây sau sau cách lần không xa, có một cái tổ sóc. Ở đấy có một chú sóc bụng đỏ ngày ngày ra vào.
Một hôm, khi tìm quả cầu giấy đá rơi vào chỗ gốc cây sau sau, tôi phát hiện ra ở gốc cây có một lỗ hủm, lá khô và rác che phủ bên ngoài. Tôi kéo mở cỏ rác ra thì thấy rơi vãi những hạt dẻ và quả gắm già, cả mấy quả trám khô và ít hạt ngô nữa. Tôi cho là tổ của một loài gì đấy và cũng không để ý đến nữa. Những ngày nắng ấm chẳng kéo dài được lâu. Một đợt rét mới lại xô đến. Hai ngày liền, khu rừng vắng bóng chú sóc. Trưa hôm thứ ba, trời hơi ấm, chú sóc bụng đỏ bò ra. Chú leo xuống chỗ cái hủm ở gốc cây, bởi bởi, cào cào, chạy ra chạy vào một lúc rồi leo lên chạc cây, đôi mắt ngơ ngác nhìn về phía chúng tôi như có ý hỏi xem có phải chúng tôi đã đụng đến cái hủm ở gốc cây kia không? Tôi chợt hiểu: thì ra cái hủm đó chính là kho dự trữ thức ăn của chú. Thế mà tôi đã phá mất cái kho ấy! Lòng tôi bỗng dâng lên một niềm hối hận.
Tôi vào rừng nhặt ít quả trám rụng và kiếm thêm một nắm ngô. Tôi bỏ một nửa ngô và trám vào cái hủm, một nửa trải ra quanh gốc cây cho chú sóc dễ nhận thấy. Tôi lánh mặt đến gần tối mới đến gốc cây sau sau. Một số quả trám và nhiều hạt ngô không còn đấy nữa. Tôi đoán chú bạn nhỏ trên cây đã không từ chối món quà, cũng là lời xin lỗi của tôi.
— Toóc! Toóc! Toóc!
Kìa! Sóc bụng đỏ đã ra kia rồi! Chào chú!
Theo Ngô Quân Miện
Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Chú sóc bụng đỏ sống ở đâu?
• Ở trong cái lán địa chất
• Ở cái tổ nằm trong gốc cây
• Ở lỗ hủm dưới gốc cây
• Ở sau cái lần địa chất
Đọc bài và thực hiện yêu cầu
Bạn nhỏ trong rừng
Lán địa chất của bố tôi ở trong rừng cây sau sau. Trong hốc một cây sau sau cách lần không xa, có một cái tổ sóc. Ở đấy có một chú sóc bụng đỏ ngày ngày ra vào.
Một hôm, khi tìm quả cầu giấy đá rơi vào chỗ gốc cây sau sau, tôi phát hiện ra ở gốc cây có một lỗ hủm, lá khô và rác che phủ bên ngoài. Tôi kéo mở cỏ rác ra thì thấy rơi vãi những hạt dẻ và quả gắm già, cả mấy quả trám khô và ít hạt ngô nữa. Tôi cho là tổ của một loài gì đấy và cũng không để ý đến nữa. Những ngày nắng ấm chẳng kéo dài được lâu. Một đợt rét mới lại xô đến. Hai ngày liền, khu rừng vắng bóng chú sóc. Trưa hôm thứ ba, trời hơi ấm, chú sóc bụng đỏ bò ra. Chú leo xuống chỗ cái hủm ở gốc cây, bởi bởi, cào cào, chạy ra chạy vào một lúc rồi leo lên chạc cây, đôi mắt ngơ ngác nhìn về phía chúng tôi như có ý hỏi xem có phải chúng tôi đã đụng đến cái hủm ở gốc cây kia không? Tôi chợt hiểu: thì ra cái hủm đó chính là kho dự trữ thức ăn của chú. Thế mà tôi đã phá mất cái kho ấy! Lòng tôi bỗng dâng lên một niềm hối hận.
Tôi vào rừng nhặt ít quả trám rụng và kiếm thêm một nắm ngô. Tôi bỏ một nửa ngô và trám vào cái hủm, một nửa trải ra quanh gốc cây cho chú sóc dễ nhận thấy. Tôi lánh mặt đến gần tối mới đến gốc cây sau sau. Một số quả trám và nhiều hạt ngô không còn đấy nữa. Tôi đoán chú bạn nhỏ trên cây đã không từ chối món quà, cũng là lời xin lỗi của tôi.
— Toóc! Toóc! Toóc!
Kìa! Sóc bụng đỏ đã ra kia rồi! Chào chú!
Theo Ngô Quân MiệnChọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Chú sóc bụng đỏ sống ở đâu?
• Ở trong cái lán địa chất
• Ở cái tổ nằm trong gốc cây
• Ở lỗ hủm dưới gốc cây
• Ở sau cái lần địa chất
Câu 2:
c. Chi tiết chú sóc dự trữ thức ăn trong hủm cây nói lên điều gì?
• Chú rất chăm chỉ
• Chú rất biết lo xa
• Chú rất sợ trời lạnh
• Chú rất thích thời tiết ấm áp
c. Chi tiết chú sóc dự trữ thức ăn trong hủm cây nói lên điều gì?
• Chú rất chăm chỉ
• Chú rất biết lo xa
• Chú rất sợ trời lạnh
• Chú rất thích thời tiết ấm áp
Câu 3:
b. Bạn nhỏ đã thấy gì ở trong lỗ hủm dưới gốc cây?
• Lá khô và rác
• Hạt dẻ, quả gắm già, trám khô và ngô
• Hạt dẻ, quả gắm già, trám khô và rác
• Mấy hạt ngô và quả gắm
b. Bạn nhỏ đã thấy gì ở trong lỗ hủm dưới gốc cây?
• Lá khô và rác
• Hạt dẻ, quả gắm già, trám khô và ngô
• Hạt dẻ, quả gắm già, trám khô và rác
• Mấy hạt ngô và quả gắm
Câu 4:
d. Hối hận vì hiểu ra chính mình đã phá mất cái kho dự trữ thức ăn của sóc, bạn nhỏ đã làm gì?
• Vào rừng nhặt trám rụng và một nắm ngô
• Lấy lá khô và rác rải vào cái hủm
• Bỏ ngô và trám vào cái hủm
• Bỏ một nửa ngô và trám vào cái hủm và trải một nửa quanh gốc cây
d. Hối hận vì hiểu ra chính mình đã phá mất cái kho dự trữ thức ăn của sóc, bạn nhỏ đã làm gì?
• Vào rừng nhặt trám rụng và một nắm ngô
• Lấy lá khô và rác rải vào cái hủm
• Bỏ ngô và trám vào cái hủm
• Bỏ một nửa ngô và trám vào cái hủm và trải một nửa quanh gốc cây
Câu 5:
g. Từ ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho từ ngữ in đậm trong câu "Trưa hôm thứ ba, trời hơi ấm, chú sóc bụng đỏ bò ra."?
• ấm nóng
• đầm ấm
• ấm áp
• ấm hơn
g. Từ ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho từ ngữ in đậm trong câu "Trưa hôm thứ ba, trời hơi ấm, chú sóc bụng đỏ bò ra."?
• ấm nóng
• đầm ấm
• ấm áp
• ấm hơn
Câu 6:
e. Trong câu “Ở đấy có một chú sóc bụng đỏ ngày ngày ra vào.”, tác giả sử dụng cách nhân hoá nào?
• Sử dụng từ ngữ vốn dùng tả đặc điểm của người để tả vật
• Sử dụng từ ngữ vốn dùng tả hoạt động của người để tả vật
• Cho vật tự xưng hoặc trò chuyện, tâm tình với vật như với người
• Sử dụng từ ngữ vốn dùng gọi người để gọi vật
e. Trong câu “Ở đấy có một chú sóc bụng đỏ ngày ngày ra vào.”, tác giả sử dụng cách nhân hoá nào?
• Sử dụng từ ngữ vốn dùng tả đặc điểm của người để tả vật
• Sử dụng từ ngữ vốn dùng tả hoạt động của người để tả vật
• Cho vật tự xưng hoặc trò chuyện, tâm tình với vật như với người
• Sử dụng từ ngữ vốn dùng gọi người để gọi vật
Câu 7:
Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:
h. em thích nhất chi tiết nào trong bài? Vì sao?
i. Theo em, vì sao món quà cho chú sóc cũng là lời xin lỗi của bạn nhỏ?
k. Qua bài đọc, em có suy nhĩ gì về việc bảo vệ rừng?
l. Đặt câu nói về một sự việc được kể trong bài, trong đó có sử dụng trạng ngữ.
Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:
h. em thích nhất chi tiết nào trong bài? Vì sao?
i. Theo em, vì sao món quà cho chú sóc cũng là lời xin lỗi của bạn nhỏ?
k. Qua bài đọc, em có suy nhĩ gì về việc bảo vệ rừng?
l. Đặt câu nói về một sự việc được kể trong bài, trong đó có sử dụng trạng ngữ.