Câu hỏi:

24/07/2024 4,834

Thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) là

A. tiến hành phá hàng loạt ấp chiến lược ở nông thôn miền Nam.

B. ồ ạt đưa quân Mỹ sang tiêu diệt lực lượng cách mạng Việt Nam.

C. đưa quân đội Sài Gòn sang xâm lược Lào, Campuchia.

D. thực hiện chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận”.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: D

Đây là đặc điểm nổi bật của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt". Mỹ đã trang bị cho quân đội Sài Gòn các phương tiện hiện đại như trực thăng và xe thiết giáp để cơ động nhanh chóng và tiến hành các cuộc hành quân tìm diệt lực lượng cách mạng. Chiến thuật này nhằm tăng cường khả năng di chuyển nhanh, tấn công bất ngờ và linh hoạt.

D đúng.

- A sai vì ngược lại, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã xây dựng các ấp chiến lược nhằm tách biệt lực lượng cách mạng khỏi quần chúng nông thôn.

- B sai vì đây là đặc điểm của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968), khi Mỹ bắt đầu đưa quân trực tiếp tham chiến tại Việt Nam, chứ không phải là đặc điểm của "Chiến tranh đặc biệt".

- C sai vì điều này không phải là thủ đoạn chính của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt". Các hoạt động quân sự mở rộng sang Lào và Campuchia diễn ra nhiều hơn trong các giai đoạn sau của cuộc chiến.

* Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam

Sau thất bại trong phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy; dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

- Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”.

- Thủ đoạn thực hiện:

+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn: đưa vào Miền Nam Việt Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn, trang bị cho quân đội Sài Gòn nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Chiến thuật “Trực thang vận” được sử dụng trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

+ Dồn dân lập “ấp chiến lược”, nhằm: đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các làng, xã, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định Miền Nam.

+ Mở các cuộc hành quân càn quyét, tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam.

+ Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc: phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương Miền Bắc cho tiền tuyến Miền Nam.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

Giải Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Điểm giống trong các kế hoạch quân sự của Pháp ở Việt Nam từ cuối năm 1950 đến 1953 là gì?

Xem đáp án » 18/07/2024 1,503

Câu 2:

Phong trào "chấn hưng nội hóa", "bài trừ ngoại hóa" trong năm 1919 ở Việt Nam do lực lượng nào dưới đây tổ chức và lãnh đạo? 

Xem đáp án » 13/07/2024 665

Câu 3:

Điểm mới trong hình thức đấu tranh của phong trào dân chủ 1936-1939 so với phong trào cách mạng 1930-1931 là gì? 

Xem đáp án » 20/07/2024 235

Câu 4:

Âm mưu chủ yếu của Pháp khi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc 1947 là gì?

Xem đáp án » 20/07/2024 191

Câu 5:

Sau "Chiến tranh lạnh", dưới tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật, hầu hết các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với việc 

Xem đáp án » 22/07/2024 189

Câu 6:

Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?

Xem đáp án » 21/07/2024 160

Câu 7:

Nhận xét nào sau đây là phù hợp với đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam trong thời kì 1919-1925? 

Xem đáp án » 23/07/2024 157

Câu 8:

Nhận xét nào sau đây là đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? 

Xem đáp án » 19/07/2024 154

Câu 9:

Điềm kế thừa và phát triển của Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII (5/1941) so Hội nghị Trung ương (11/1939) trước đó là gì? 

Xem đáp án » 23/07/2024 153

Câu 10:

Sự ra đời của tổ chức quân sự NATO (1949) và Hiệp ước Vácsava (1955) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 15/07/2024 152

Câu 11:

Thời kì đầu sau khi giành độc lập nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nào sau đây?

Xem đáp án » 20/07/2024 151

Câu 12:

Sau khi kế hoạch Rove phá sản, tháng 12 năm 1950 Mĩ tiếp tục giúp Pháp thực hiện kế hoạch quân sự nào sau đây? 

Xem đáp án » 13/07/2024 147

Câu 13:

Lực lượng nào sau đây giữ vai trò chủ lực trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968)? 

Xem đáp án » 15/07/2024 142

Câu 14:

Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những thành tựu to lớn mà Mi đạt được là gì? 

Xem đáp án » 22/07/2024 141

Câu 15:

Một trong những điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ là gì? 

Xem đáp án » 21/07/2024 141

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »