Câu hỏi:

05/12/2024 185

Theo quy định trong Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng biển Việt Nam gồm bao nhiêu bộ phận?

A. 3 bộ phận.

B. 4 bộ phận.

C. 5 bộ phận.

Đáp án chính xác

D. 6 bộ phận.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: C

Theo quy định trong Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng biển Việt Nam gồm 5 bộ phận, là: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

→ C đúng 

- A, B, D sai vì vùng biển Việt Nam được quy định gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa. Đây là sự phân chia chính thức theo luật.

*) Luật Biển Việt Nam

- Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều, quy định:

+ Đường cơ sở, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam;

+ Hoạt động trong vùng biển Việt Nam;

+ Phát triển kinh tế biển;

+ Quản lí và bảo vệ biển, đảo.

- Một số nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam:

+ Vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

+ Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

+ Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố.

+ Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

+ Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

+ Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

+ Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Ranh giới ngoài thềm lục địa cách đường cơ sở không quá 350 hải lí.

+ Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

+ Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

Lý thuyết GDQP 11 Cánh diều Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Giáo dục quốc phòng 11 (ảnh 3)

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết GDQP 11 Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giải GDQP 11 Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

“Vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

Xem đáp án » 18/07/2024 858

Câu 2:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục tiêu của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới?

Xem đáp án » 22/07/2024 459

Câu 3:

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm:

Xem đáp án » 21/07/2024 349

Câu 4:

“Mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

Xem đáp án » 19/07/2024 339

Câu 5:

Trong bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam, pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

Xem đáp án » 19/07/2024 306

Câu 6:

Một trong những quan điểm chỉ đạo của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới là:

Xem đáp án » 09/10/2024 259

Câu 7:

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 bao gồm

Xem đáp án » 17/07/2024 243

Câu 8:

Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng

Xem đáp án » 11/07/2024 219

Câu 9:

Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là

Xem đáp án » 18/07/2024 208

Câu 10:

Vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa, được gọi là

Xem đáp án » 23/07/2024 196

Câu 11:

Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải, được gọi là

Xem đáp án » 21/07/2024 183

Câu 12:

Ngày 03 tháng 3 hằng năm là ngày truyền thống của lực lượng nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 168

Câu 13:

Việt Nam có đường biên giới chung trên đất liền với những quốc gia nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 168

Câu 14:

Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở được gọi là

Xem đáp án » 22/07/2024 165

Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »