Câu hỏi:
07/12/2024 139Tại sao khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Pháp lại thi hành chính sách thù địch với với các lực lượng tiến bộ ở thuộc địa?
A. Để tránh nguy cơ thuộc địa bị rơi vào tay phe Trục
B. Để ngăn chặn cách mạng nổ ra
C. Để huy động tối đa tiềm lực của thuộc địa cho chiến tranh
D. Để tranh nguy cơ bị đồng minh xâm chiếm thuộc địa
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Pháp lại thi hành chính sách thù địch với với các lực lượng tiến bộ ở thuộc địa vì để ngăn chặn cách mạng nổ ra.
Tháng 9 - 1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Nước Pháp chính thức tham chiến. Việc nước Pháp bận tham chiến chính là cơ hội để các dân thuộc địa nổi dậy đấu tranh. Do đó để ngăn chặn nguy cơ cách mạng nổ ra lật đổ nền thống trị của mình, thực dân Pháp đã thi hành chính sách thù địch với với các lực lượng tiến bộ ở thuộc địa.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Mở rộng:
TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 – 1945
1. Tình hình chính trị
a. Thế giới:
- 1/9/1939: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
- Tháng 6/1940, Đức kéo vào Pháp, Pháp đầu hàng Đức, thực hiện chính sách thù địch đối với các lực lượng tiến bộ trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa
b. Việt Nam
- Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân Việt Nam để phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc.
- Tháng, 9/1940, Nhật vượt biên giới Việt - Trung vào miền Bắc Việt Nam, Pháp nhanh chóng đầu hàng. ⇒ Pháp cấu kết với Nhật vơ vét, bóc lột nhân dân Việt Nam.
- Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp. ⇒ Lợi dụng cơ hội đó, các đảng phái chính trị ở Việt Nam tăng cường hoạt động, quần chúng nhân dân sục sôi khí thế, sẵn sàng vùng lên khởi nghĩa.
2. Tình hình kinh tế - xã hội
a. Kinh tế:
* Chính sách của Pháp:
- Tăng cường vơ vét sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ hai.
- Thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”.
* Chính sách của Nhật:
- Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, bắt nhân dân nhổ lúa, ngô trồng đay, thầu dầu phục vụ cho chiến tranh.
- Buộc Pháp xuất cảng các nguyên liệu chiến tranh sang Nhật với giá rẻ như: than, sắt, cao su,..
- Đầu tư, mở mang một số ngành công nhân phục vụ nhu cầu quân sự như: khai thác sắt, crôm,...
⇒ Hậu quả: + Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam ngày càng vơi cạn.
+ Kinh tế Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu, phát triển mất cân đối.
b. Xã hội:
- Dưới hai tầng áp bức Pháp – Nhật, đời sống của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng khổ cực, bần cùng.
- Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật diễn ra.
⇒ Chuyển biến về tình hình thế giới và trong nước đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải kịp thời nắm bắt, đề ra đường lối đấu tranh.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Cuối năm 1944 – đầu năm 1945, Chính sách bóc lột của Pháp - Nhật đã dẫn đến hậu quả gì cho Việt Nam?
Câu 3:
Sự khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ năm 1939 đến trước ngày 9-3-1945 với các phong trào cách mạng trước đó là gì?
Câu 4:
Tháng 6-1940 sự kiện nổi bật nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng tới Việt Nam là
Câu 6:
Đâu không phải là nguyên nhân khiến phát xít Nhật không đảo chính Pháp ngay từ khi mới vào Đông Dương?
Câu 8:
Phát xít Nhật đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam trong những năm 1940 - 1945?
Câu 9:
Tình hình Việt Nam sang tháng 3-1945 có sự chuyển biến quan trọng gì
Câu 10:
Sau khi nhảy vào Đông Dương (9.1940), phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp vì
Câu 11:
Tháng 9-1940, ở Đông Dương đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
Câu 12:
Để huy động tối đa tiềm lực của Đông Dương cho cuộc chiến tranh đế quốc, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách kinh tế gì?
Câu 13:
Nguyên nhân chủ yếu nào buộc thực dân Pháp phải đồng ý bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương?
Câu 14:
Mục đích của Nhật Bản khi đẩy mạnh tuyên truyền về thuyết Đại Đông Á vào trong nhân dân Đông Dương là