Câu hỏi:
13/10/2024 116Sự kiện nào sau đây đã đưa chế độ xã hội chủ nghĩa từ phạm vi châu Âu sang châu Á:
A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời(1949)
B. Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa đất nước
C. Cách mạng tháng Tám thành công ở Việt Nam.(1945)
D. Lào ,Việt Nam ,Indonexia giành được độc lập (1945)
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Sự kiện Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời(1949), đã đưa chế độ xã hội chủ nghĩa từ phạm vi châu Âu sang châu Á.
Với việc Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông giành chiến thắng trong cuộc nội chiến chống Quốc dân đảng. Trung Quốc trở thành quốc gia xã hội chủ nghĩa lớn nhất ở châu Á, mở rộng tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ra khỏi châu Âu và ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng ở các nước đang phát triển khác trong khu vực.
→ A đúng.B,C,D sai.
* TRUNG QUỐC
1. Sự thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)
a. Sự thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Từ 1946 - 1949, nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản.
- Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, lực lượng Quốc dân Đảng thất bại, phải rút chạy ra đảo Đài Loan.
- 1/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập.
⇒ Ý nghĩa:
- Đối với Trung Quốc:
+ Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
+ Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.
+ Đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến chủ nghĩa xã hội.
- Đối với thế giới:
+ Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, phụ thuộc.
+ Mở rộng phạm vi địa lí của hệ thống xã hội chủ nghĩa ⇒ Hệ thống xã hội chủ nghĩa nối liền từ châu Âu sang châu Á.
b. Thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)
* Nhiệm vụ hàng đầu là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục.
* Quá trình thực hiện:
- 1950 – 1952, thực hiện khôi phục kinh tế, cải tạo công thương nghiệp, phát triển văn hóa, giáo dục.
- 1953 – 1957, thực hiện Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.
* Thành tựu:
- Kinh tế: năm 1957, sản lượng công nghiệp tăng 140% (so với năm 1952); sản lượng nông nghiệp tăng 25% (so với 1952),...
- Văn hóa, giáo dục có bước tiến vượt bậc. Đời sống nhân dân cải thiện.
- Đối ngoại:
+ Thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
+ Ngày 18/1/1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
2. Trung Quốc những năm không ổn định.
a. Đối nội.
- 1959 – 1978, Trung Quốc lâm vào tình trạng không ổn định về kinh tế - chính trị và xã hội.
+ Kinh tế: sai lầm trong việc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng” => kinh tế Trung Quốc lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng. Sản xuất công – thương nghiệp đình đốn, nông nghiệp suy sụp, nạn đói xảy ra khắp nơi.
+ Chính trị - xã hội, không ổn định, các cuộc thanh trừng, tranh giành quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc diễn ra liên miên.
b. Đối ngoại.
- Ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
- Xung đột biên giới với Liên Xô, Ấn Độ.
- Hòa hõa trong quan hệ với Mĩ.
3. Công cuộc cải cách – mở cửa.
a. Bối cảnh.
- Tình hình thế giới:
+ Cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều nước trên thế giới.
+ Để thích ứng với khủng hoảng năng lượng, nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã đi sâu vào nghiên cứu khoa học, tiến hành các cải cách tiến bộ.
+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa đang manh nha => đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách, mở cửa, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
+ Liên Xô và các nước Đông Âu đang bộc lộ dấu hiệu của sự khủng hoảng, suy thoái => các nhà lãnh đạo Trung Quốc cần phải xem xét lại con đường phát triển của mình (do quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc có nhiều bước đi giống với Liên Xô).
+ Một số quốc gia tring khu vực đang phát triển với tốc độ nhanh (ví dụ: Hàn Quốc, Nhật Bản,...) => đòi hỏi Trung Quốc phải tiến hành cải cách để không bị tụt hậu.
- Tình hình Trung Quốc: đất nước Trung Quốc lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.
⇒ Tháng 12/178, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở cửa do Đặng Tiểu Bình khởi xướng.
b. Nội dung đường lối cải cách – mở cửa.
- Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, thực hiện cải cách và mở cửa.
- Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN.
- Hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
c. Thành tựu:
* Kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nhanh nhất thế giới.
+ 1978 – 2000, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt trên 8%/năm.
+ 2000 – nay, GDP của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng.
- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh chóng theo hướng hiện đại : tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng các ngành nông – lâm – thủy sản
- Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.
* Khoa học – kĩ thuật:
- 1992, thực hiện chương trình thám hiểm không gian.
- 2003, phóng tàu thần châu 5, đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào không gian vũ trụ.
* Đối ngoại:
- Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam,...
- Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế được nâng cao.
- Thu hồi chủ quyền Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999).
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Năm 1965, Mỹ bắt đầu tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục Bộ” ở Miền Nam Việt Nam khi đang
Câu 2:
Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Câu 3:
Vì sao nói: cuộc đấu tranh của công nhân xưởng máy Ba Son (tháng 8/1925) đánh dấu bước ngoặt của phong trào công nhân Việt Nam?
Câu 4:
Năm 1923, một số địa chủ và tư sản Việt Nam đã tổ chức phong trào đấu tranh nào dưới đây?
Câu 5:
Mặt trận “Việt Nam độc lập Đồng minh” thành lập năm 1941 vừa thể hiện nhiệm vụ cách mạng trong nước vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ quốc tế vì
Câu 6:
Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945 được tổ chức tại đâu?
Câu 7:
Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh( 1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam là về?
Câu 8:
Năm 1925, tác phẩm nào dưới đây của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản ở Pháp?
Câu 9:
Sự ra đời của NATO và Hiệp ước Vácsava có ý nghĩa như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 10:
Những học thuyết nào đánh dấu sự “trở về” châu Á trong đường lối ngoại giao của Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX?
Câu 11:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết của giai cấp nông dân ở Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là?
Câu 12:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam( đầu năm 1930) và Luận Cương Chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương ( 10-1930) đều xác định?
Câu 13:
Năm 1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi thành
Câu 14:
Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?
Câu 15:
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt , thế giới chuển sang xu thế nào?