Câu hỏi:

13/10/2024 113

Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là ở

A. Khuynh hướng cách mạng.     

Đáp án chính xác

B. Phương pháp, hình thức đấu tranh.

C. Địa bàn hoạt động.

D. Thành phần tham gia.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : A

- Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là,Khuynh hướng cách mạng.     

Cách giải:

- Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên: đấu tranh theo khuynh hướng vô sản.

- Việt Nam Quốc dân đảng: đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

→ A đúng.B,C,D sai.

* SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG

1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh thiên.

a. Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

-Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) mở lớp đào tạo cán bộ, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 – 1925).

- Tháng 6– 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

b. Quá trình hoạt động

* Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, công nhân, nông dân,...

* Địa bàn hoạt động: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả Hải ngoại (Xiêm).

* Nền tảng tư tưởng chính trị: chủ nghĩa Mác – Lênin.

* Hoạt động tiêu biểu:

- Nguyễn Ái Quốc tiếp tục huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.

- Tuyên truyền  sách báo Mác-xít:

+ Ra báo Thanh niên (6 – 1925) làm cơ quan ngôn luận.

+ Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản.

c. Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:

- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

+ Chuẩn bị về tổ chức: xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống tổ chức, đưa đến sự ra đời các tổ chức cộng sản, từ đó hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Tân Việt Cách mạng Đảng.

 

Tân Việt cách mạng Đảng

Thời gian, nơi thành lập

- Tháng 7/1928.

- Huế (Việt Nam).

Thành phần hội viên

Trí thức và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.

Chủ trương hoạt động

Lãnh đạo quần chúng ở trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, thiết lập một xã hội bình đẳng và bác ái

Địa bàn hoạt động

Trung Kì

Sự phân hóa

- Tháng 9/1929, các hội viên tích cực của Tân Việt đã đi theo con đường cách mạng vô sản, thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

3. Việt Nam Quốc dân Đảng.

a. Sự ra đời

- Trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam Đồng thư xã, ngày 25/12/1927, tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập, do Nguyễn Thái Học,... đứng đầu.

b. Quá trình hoạt động

* Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, binh lính người Việt trong quân đội Pháp, tư sản dân tộc,...

* Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở một số tỉnh Bắc Kì.

* Đường lối đấu tranh:

- Lúc mới thành lập, chưa có cương lĩnh rõ ràng, chỉ nêu chung chung là: trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng.

- Năm 1929, công bố Chương trình hành động, nêu rõ nguyên tắc “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Cuộc cách mạng này sẽ diễn ra qua 4 thời kì, nhằm mục đích:

+ Đánh đuổi giặc Pháp, lật đổ ngôi vua.

+ Thành lập chính phủ cộng hòa, thực hiện các quyền tự do dân chủ.

* Phương pháp đấu tranh:

- Bạo động vũ trang, nặng về ám sát, khủng bố cá nhân.

- Hoạt động đấu tranh thiên về quân sự, ít chú ý đến tuyên truyền cách mạng, xây dựng cơ sở trong quần chúng.

* Hoạt động tiêu biểu: tổ chức khởi nghĩa yên bái (9/2/1930), nhưng thất bại.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

 
 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trên cơ sở nòng cốt là

Xem đáp án » 05/09/2024 3,929

Câu 2:

Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?

Xem đáp án » 21/07/2024 238

Câu 3:

Nét mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) là gì?

Xem đáp án » 16/07/2024 232

Câu 4:

Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương, xác định động lực cách mạng gồm các giai cấp nào?

Xem đáp án » 19/07/2024 208

Câu 5:

Bài học chủ yếu nào được rút ra từ sự chia rẽ của ba tổ chức cộng sản năm 1929?

Xem đáp án » 08/07/2024 178

Câu 6:

Qua cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1914) của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào từng bước du nhập vào Việt Nam?

Xem đáp án » 16/09/2024 177

Câu 7:

Một đặc điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là

Xem đáp án » 16/07/2024 175

Câu 8:

Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi" vì

Xem đáp án » 21/07/2024 166

Câu 9:

“Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc/ Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi” đã phản ánh sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?

Xem đáp án » 19/07/2024 153

Câu 10:

Khi kí Tạm ước 14 - 9 - 1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận nhân nhượng thêm cho Pháp quyền lợi gì?

Xem đáp án » 22/07/2024 145

Câu 11:

Âm mưu cơ bản của chiến lược Chiến tranh đặc biệt mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965) là gì?

Xem đáp án » 11/07/2024 145

Câu 12:

Thực hiện “chiến lược chiến tranh cục bộ”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở Miền Nam và

Xem đáp án » 19/07/2024 142

Câu 13:

Biện pháp trước mắt để giải quyết nạn đói sau cách mạng tháng Tám 1945 là gì?

Xem đáp án » 11/07/2024 141

Câu 14:

Căn cứ vào đâu để khẳng định tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là giải phóng dân tộc?

Xem đáp án » 18/07/2024 140

Câu 15:

Một trong những điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945 với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) ở Việt Nam là

Xem đáp án » 21/07/2024 139

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »