Câu hỏi:
05/11/2024 271
So với Đông Nam Á lục địa, địa hình Đông Nam Á hải đảo có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Đồng bằng phù sa màu mỡ.
B. Nhiều núi lửa đang hoạt động.
C. Ít đồng bằng và nhiều đồi núi.
D. Núi thường thấp dưới 3000m.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- So với Đông Nam Á lục địa, địa hình Đông Nam Á hải đảo có điểm khác biệt là Nhiều núi lửa đang hoạt động.
Giải thích: Đông Nam Á biển đảo có địa hình gồm nhiều núi và núi lửa (nằm gần với vành đai núi lửa Thái Bình Dương). Đông Nam Á lục địa địa hình gồm nhiều núi, đồng bằng ven biển nhưng đặc điểm địa chất ổn định hơn và không có núi lửa hoạt động -> Vậy điểm khác nhau cơ bản của địa hình Đông Nam Á biển đảo với Đông Nam Á lục địa là có nhiều núi lửa đang hoạt động.
→ B đúng.A,C,D sai
*Tìm hiểu thêm: "LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ"
Đặc điểm
♦ Phạm vi lãnh thổ:
- Khu vực Đông Nam Á, gồm 11 quốc gia nằm ở phía đông nam của châu Á, có diện tích đất khoảng 4,5 triệu km2.
- Đông Nam Á được chia thành hai khu vực địa lí:
+ Đông Nam Á lục địa (gồm các quốc gia: Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan, Việt Nam);
+ Đông Nam Á hải đảo (gồm các quốc gia: Brunây, Đông Timo, Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo).
- Ngoài phần đất liền và hải đảo, khu vực Đông Nam Á có một vùng biển rộng lớn thuộc các biển như: Biển Đông, biển Xulavêdi, biển Banđa, biển Timo, biển Giava,...
♦ Vị trí địa lí:
- Hầu hết lãnh thổ Đông Nam Á nằm trong khu vực nội chí tuyến của hai bán cầu; nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á; là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ôxtrâylia.
- Đông Nam Á còn là nơi có các tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua và là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn trên thế giới.
♦ Ảnh hưởng
- Thuận lợi:
+ Góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, hệ động, thực vật, khoáng sản,..;
+ Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển.
+ Tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hóa, xã hội của khu vực.
- Khó khăn: Đông Nam Á cũng là khu vực chịu nhiều thiên tai (bão,…) và là nơi cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á
Giải Địa lí 11 Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á
Đáp án đúng là: B
- So với Đông Nam Á lục địa, địa hình Đông Nam Á hải đảo có điểm khác biệt là Nhiều núi lửa đang hoạt động.
Giải thích: Đông Nam Á biển đảo có địa hình gồm nhiều núi và núi lửa (nằm gần với vành đai núi lửa Thái Bình Dương). Đông Nam Á lục địa địa hình gồm nhiều núi, đồng bằng ven biển nhưng đặc điểm địa chất ổn định hơn và không có núi lửa hoạt động -> Vậy điểm khác nhau cơ bản của địa hình Đông Nam Á biển đảo với Đông Nam Á lục địa là có nhiều núi lửa đang hoạt động.
→ B đúng.A,C,D sai
*Tìm hiểu thêm: "LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ"
Đặc điểm
♦ Phạm vi lãnh thổ:
- Khu vực Đông Nam Á, gồm 11 quốc gia nằm ở phía đông nam của châu Á, có diện tích đất khoảng 4,5 triệu km2.
- Đông Nam Á được chia thành hai khu vực địa lí:
+ Đông Nam Á lục địa (gồm các quốc gia: Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan, Việt Nam);
+ Đông Nam Á hải đảo (gồm các quốc gia: Brunây, Đông Timo, Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo).
- Ngoài phần đất liền và hải đảo, khu vực Đông Nam Á có một vùng biển rộng lớn thuộc các biển như: Biển Đông, biển Xulavêdi, biển Banđa, biển Timo, biển Giava,...
♦ Vị trí địa lí:
- Hầu hết lãnh thổ Đông Nam Á nằm trong khu vực nội chí tuyến của hai bán cầu; nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á; là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ôxtrâylia.
- Đông Nam Á còn là nơi có các tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua và là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn trên thế giới.
♦ Ảnh hưởng
- Thuận lợi:
+ Góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, hệ động, thực vật, khoáng sản,..;
+ Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển.
+ Tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hóa, xã hội của khu vực.
- Khó khăn: Đông Nam Á cũng là khu vực chịu nhiều thiên tai (bão,…) và là nơi cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á
Giải Địa lí 11 Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á