Câu hỏi:
06/09/2024 438Sau khi lên làm Tổng thống, Giôn-xơn quyết định đẩy mạnh hơn nữa chiến lược "chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam Việt Nam. Kế hoạch Giôn-xơn - Mác Namara được thay thế cho
A. kế hoạch Nava.
B. kế hoạch Stalây - Taylo.
C. kế hoạch Rơve.
D. kế hoạch Đơ lát Đơ Tátxinhi.
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Sau khi lên làm Tổng thống, Giôn-xơn quyết định đẩy mạnh hơn nữa chiến lược "chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam Việt Nam. Kế hoạch Giôn-xơn - Mác Namara được thay thế cho kế hoạch Stalây - Taylo.
nhằm tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sài Gòn, binh định miền Nam có trọng điểm trong vòng 2 năm (1964 -1965).
- Kế hoạch Nava là kế hoạch quân sự do Tổng chỉ huy quân đội Liên hiệp Pháp (Navarre) ở Đông Dương đưa ra nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, với hy vọng trong 18 tháng sẽ “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Trải qua 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thiệt hại ngày càng nặng nề.
→ A sai.
- Kế hoạch rơve là kế hoạch do tướng Rơve (G. Revers), tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp đề xướng, được thủ tướng Pháp chuẩn y (6.1949) nhằm đối phó với cuộc Kháng chiến chống Pháp 1945 - 54 của nhân dân Việt Nam đang phát triển mạnh và việc Quân giải phóng Trung Quốc đang tiến xuống biên giới Việt- Trung
→ C sai.
- Một trong những nội dung chính của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi là xây dựng phòng tuyến công cụ xa măng cốt sắt (boongke), thành lập “vành đai trắng” bao quanh trung du đồng bằng Bắc Bộ nhắm ngăn chặn chủ lực của ta và kiểm soát việc ta đưa nhân tài và vật lực ra vùng tự do.
→ D sai.
* MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ MĨ – DIỆM, GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG, TIẾN TỚI “ĐỒNG KHỞI” (1954 – 1960)
1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954 – 1959)
- Từ năm 1954, nhận định rõ đế quốc Mĩ đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương => Trung ương Đảng đề ra cho cách mạng miền Nam nhiệm vụ chuyển đấu tranh chống Pháp sang đấu tranh chống Mĩ - Diệm, đòi chúng thi hành hiệp định giơ-ne-vơ 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, “phong trào hoàn bình” diễn ra sôi nổi ở miền Nam Việt Nam, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, mặt trận chống Mĩ – Diệm được hình thành.
- Từ năm 1958 – 1959, âm mưu xâm lược của Mĩ và bộ mặt phản động của chính quyền Ngô Đình Diệm được bộ lộ rõ => mục tiêu và hình thức đấu tranh của nhân dân miền Nam được mở rộng:
+ Đấu tranh chống Mĩ – Diệm.
+ Chống khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”.
+ Đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
+ Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
* Hình thức đấu tranh: từ hình thức đấu tranh chính trị, hòa bình chuyển sang đấu tranh dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
2. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960)
* Hoàn cảnh bùng nổ phong trào “Đồng khởi”
- Những năm 1957 – 1959, Mĩ – Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp lực lượng cách mạng:
+ Mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”.
+ Ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện “đạo luật 10/59” lê máy chém khắp miền Nam, giết hại nhiều người vô tội,...
⇒ Cách mạng miền Nam đứng trước nhiều khó khăn, thử thách; cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam đòi hỏi cần phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách.
- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng
⇒ Có nghị quyết của Đảng soi sáng, phong trào đấu tranh của quần chúng đã lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng với cuộc “Đồng khởi”.
* Diễn biến chính của phong trào “Đồng khởi”.
- Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như: Bác Ái (2-1959), Trà Bồng (8-1959),… sau lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.
+ Ngày 17/1/1960, “Đồng khởi” nổ ra ở 3 xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre), từ đó lan khắp huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre.
+ Quần chúng giải tán chính quyền địch, lập Ủy ban nhân dân tự quản, lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.
- Từ Bến Tre, phong trào “Đồng khởi” lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ.
* Kết quả, ý nghĩa.
- Làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Mĩ; lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm.
- 12/1960: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
Câu 2:
Tổng thống nào của Mĩ đề ra chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam?
Câu 3:
Âm mưu cơ bản của "Chiến tranh đặc biệt" mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì?
Câu 5:
Trên mặt trận quân sự chiến thắng nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã mở ra khả năng đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ?
Câu 6:
"Chiến tranh đặc biệt" nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu mà Mĩ đề ra?
Câu 7:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960) còn được gọi là
Câu 8:
Tại Bến Tre, ngày 17/1/1960, cuộc Đồng khởi nổ ra ở ba xã điểm là
Câu 10:
Đến năm 1960, miền Bắc có 85% hộ nông dân, 68% diện tích đất đai vào hợp tác xã nông nghiệp. Đó là kết quả của
Câu 11:
Nội dung nào không phản ánh đúng kết quả của phong trào "Đồng khởi" ở miền Nam Việt Nam?
Câu 12:
Đến năm 1960, miền Bắc có 172 xí nghiệp do nhà nước quản lí hơn 500 xí nghiệp công nghiệp địa phương. Đó là kết quả của
Câu 13:
Miền Bắc Việt Nam tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất trong khoảng thời gian nào?
Câu 14:
Đại hội đại biểu toàn Quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam được họp ở đâu, vào thời gian nào?
Câu 15:
Ở Việt Nam, nhiệm vụ cơ bản của nhân dân miền Bắc trong những năm 1961 – 1965 là gì?