Câu hỏi:

18/12/2024 148

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Liên Xô - Mĩ là

A. chuyển từ đồng minh sang thế đối đầu.

Đáp án chính xác

B. cùng thiết lập quan hệ tốt đẹp với Đông Nam Á.

C. đồng minh cùng chống phát xít.

D. cùng hướng tới mục đích phát triển kinh tế.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Thành công của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 (1917) và sự ra đời của nhà nước Xô viết đã phá vỡ hệ thống dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc lập ra nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Từ đó, các nước tư bản luôn coi Liên Xô là "cái gai trong mắt, cái dằm dưới da" cần phải loại trừ. Tuy nhiên, âm mưu đó của các nước đế quốc đã không thực hiện được bởi sự ra đời của hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và nhất là sau thành công của Cách mạng Trung Quốc (1949) đã đưa chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. Tuy nhiên, các nước đế quốc chưa bao giờ từ bỏ âm mưu của mình và sau chiến tranh thế giới hai Mĩ đã phát động "Chiến tranh lạnh" để chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Như vậy, quan hệ của Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã chuyển từ đồng minh sang đối đầu

=> B, C, D sai

*Tìm hiểu thêm: "SỰ HÌNH THÀNH HAI HỆ THỐNG ĐỐI LẬP"

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra nhiều sự kiện quan trọng với xu hướng hình thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa:

- Thứ nhất: Sự hình thành của hai nhà nước ở Đức với hai chế độ chính trị khác nhau vào năm 1949.

+ Tháng 9/1949, Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập – đi theo con đường TBCN.

+ Tháng 10/1949, Cộng hòa dân chủ Đức ra đời – đi theo con đường XHCN.

- Thứ hai: Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu và mối quan hệ giữa Liên Xô – các nước Đông Âu ngày càng được củng cố

→ Hệ thống XHCN được hình thành.

- Thứ ba: Mĩ thực hiện kế hoạch Mác-san nhằm mục đích lôi kéo, khống chế các nước Tây Âu vào khối liên minh chống Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới.

⇒ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở châu Âu đã xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu TBCN và Đông Âu XHCN.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác;

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nguyên nhân trực tiếp đòi hỏi Liên Xô phải bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế trong những năm 1945-1950 là

Xem đáp án » 21/07/2024 504

Câu 2:

Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án » 11/11/2024 311

Câu 3:

Nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu là:

Xem đáp án » 16/07/2024 204

Câu 4:

Theo quy định của Hiến pháp tháng 12 - 1993, nước Nga theo thể chế nào?

Xem đáp án » 11/10/2024 199

Câu 5:

Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất vào năm nào?

Xem đáp án » 21/07/2024 177

Câu 6:

Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng đất nước?

Xem đáp án » 02/09/2024 174

Câu 7:

Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng công trình gì?

Xem đáp án » 22/11/2024 173

Câu 8:

Từ sau 1945, hệ thống XHCN thế giới được hình thành, lớn mạnh, hợp tác chặt chẽ với nhau. Vậy, cơ sở hợp tác lẫn nhau cơ bản nhất là gì?

Xem đáp án » 17/07/2024 171

Câu 9:

Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là

Xem đáp án » 22/07/2024 165

Câu 10:

Đâu là sai lầm trong đường lối cải cách về kinh tế của Goócbachop?

Xem đáp án » 13/07/2024 164

Câu 11:

Công cuộc cải tổ của Liên Xô kéo dài trong bao nhiêu năm?

Xem đáp án » 22/07/2024 157

Câu 12:

Iuri Gagarin là

Xem đáp án » 18/07/2024 153

Câu 13:

Hậu quả nghiêm trọng nhất mà công cuộc cải cách ở Liên Xô đã mang lại là

Xem đáp án » 14/07/2024 152

Câu 14:

Đường lối cải tổ của M.Goócbachốp tập trung vào việc 

Xem đáp án » 23/07/2024 152

Câu 15:

Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh?

Xem đáp án » 19/07/2024 145

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »