Câu hỏi:
18/09/2024 114Sau Chiến tranh lạnh, cả Liên Xô và Mĩ đều bị suy giảm về vị thế vì
A. sự vươn lên của các trung tâm kinh tế tài chính mới là Nhật Bản và Tây Âu.
B. phải tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu và chế tạo vũ khí.
C. chi phí cho chạy đua vũ trang quá lớn, sự cạnh tranh gay gắt của Nhật và Tây Âu.
D. phải viện trợ cho các nước Đồng minh của mình.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Cuộc chay đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác. Bên cạnh đó, Nhật Bản và các nước Tây Âu vươn lên mạnh mẽ trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh đã trở thành đối tượng cạnh tranh gay gắt với Mĩ và Liên Xô. Với những nguyên nhân này, sau Chiến tranh lạnh, Mĩ và Liên Xô đều bị suy giảm vị thế
*Tìm hiểu thêm: "MÂU THUẪN ĐÔNG – TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CHIẾN TRANH LẠNH"
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh.
a. Sự kiện khởi đầu chiến tranh lạnh.
- Thông điệp của tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947. Trong đó, Tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô.
b. Biểu hiện của sự đối đầu Đông – Tây.
* Đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa hai siêu cường Xô – Mĩ.
- Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
- Mỹ: Chủ trương chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, mưu đồ làm bá chủ toàn cầu.
* Đối lập về kinh tế - chính trị giữa các nước Đông Âu - Tây Âu.
- Tháng 6/1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Macsan” nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh kinh tế - chính trị nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
⇒ Ở Châu Âu xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu – tư bản chủ nghĩa và Đông Âu – xã hội chủ nghĩa.
* Đối lập về quân sự giữa các nước Đông Âu – Tây Âu.
- Tháng 4/1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va, đây là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
⇒ Sự ra đời của NATO và khối Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.
⇒ Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Tại sao Chiến tranh lạnh chấm dứt lại mở ra chiều hướng mới để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp và xung đột?
Câu 4:
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, các nước đã điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào
Câu 5:
Khối quân sự nKhối quân sự nào được thành lập ở Bắc Đại Tây Dương trong thời kì Chiến tranh lạnh?o được thành lập ở Bắc Đại Tây Dương trong thời kì Chiến tranh lạnh?
Câu 8:
Sự khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh lạnh và những cuộc chiến tranh thế giới đã trải qua là
Câu 9:
Lý do chính khiến cả Liên Xô và Mĩ đi đến tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là gì?
Câu 10:
Tác động quan trọng nhất của việc chấm dứt chiến tranh lạnh so với tình hình thế giới là gì?
Câu 11:
Thách thức lớn nhất của thế giới trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI là gì
Câu 14:
Chiến tranh lạnh bao trùm toàn bộ thế giới được đánh dấu bằng sự kiện nào?
Câu 15:
Trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai gọi là