Câu hỏi:
23/03/2025 35Bài ca Trái Đất
Trái Đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển.
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!
Trái Đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen,.. dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Khói hình nấm là tai hoạ đấy
Bom H, bom A không phải bạn ta
Tiếng hát vui giữ bình yên Trái Đất
Tiếng cười ran cho Trái Đất không già
Hành tinh này là của chúng ta
Hành tinh này là của chúng ta
ĐỊNH HẢI
Qua những hình ảnh ở khổ thơ 1, em hình dung Trái Đất đẹp như thế nào?
Trả lời:

* Đáp án:
Qua những hình ảnh ở khổ thơ 1 em hình dung được Trái Đất rất đẹp khi không có chiến tranh, xung đột, chỉ có những hình ảnh hòa bình như những cánh chim, hình ảnh trái đất như quả bóng xanh bay tự do trên bầu trời
* Kiến thức mở rộng:
NỘI DUNG BÀI "BÀI CA TRÁI ĐẤT"
1. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ: "Trái Đất này là của chúng mình" là một bài thơ (cũng là bài hát) giàu ý nghĩa dành cho thiếu
nhi, thể hiện tình yêu đối với Trái Đất, tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc và mong muốn gìn giữ hòa bình.
- Nội dung chính: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của hành tinh xanh, tình hữu nghị giữa con người, đồng thời lên án chiến
tranh và kêu gọi bảo vệ hòa bình.
2. Thân bài
a. Hình ảnh Trái Đất tươi đẹp và thân thiện
- Mở đầu bài thơ, hình ảnh "quả bóng xanh bay giữa trời xanh" gợi lên vẻ đẹp trong sáng, tràn đầy sức sống của Trái
Đất.
- Các loài chim như bồ câu (biểu tượng hòa bình) và hải âu (loài chim tự do trên biển cả) xuất hiện với những hình
ảnh "tiếng chim gù thương mến", "cánh chim vờn sóng biển", thể hiện một thế giới yên bình, chan hòa.
- Câu lặp "Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!" nhấn mạnh sự chung tay của con người trong việc bảo vệ thế giới tươi
đẹp này.
b. Tình đoàn kết giữa các dân tộc
- Hình ảnh "Vàng, trắng, đen... dù da khác màu" khẳng định rằng màu da khác nhau không làm con người trở nên xa
cách, mà tất cả đều là bạn bè, cùng chung sống trên Trái Đất.
- Câu thơ "Ta là nụ, là hoa của đất" thể hiện trẻ em là tương lai của thế giới, giống như những bông hoa khoe sắc
trên hành tinh này.
- Điệp ngữ "Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!" mang ý nghĩa rằng tất cả con người đều đáng trân trọng, dù khác
biệt về màu da hay quốc tịch.
c.Lời cảnh báo về chiến tranh, kêu gọi hòa bình
- Hình ảnh "Khói hình nấm là tai họa đấy" nhắc nhở về hậu quả tàn khốc của vũ khí hạt nhân (bom H, bom A),
những thứ có thể hủy diệt thế giới.
- Tác giả khẳng định rằng "Bom H, bom A không phải bạn ta", nghĩa là con người không nên sử dụng bạo lực mà
cần chung tay giữ gìn hòa bình.
- "Tiếng hát vui giữ bình yên Trái Đất" nhấn mạnh rằng niềm vui, tiếng cười, và tình yêu thương là cách tốt nhất để
bảo vệ thế giới khỏi chiến tranh.
3. Kết bài
- Ý nghĩa bài thơ: Đây là một bài thơ giàu tính nhân văn, thể hiện tình yêu đối với Trái Đất, kêu gọi đoàn kết giữa
con người và lên án chiến tranh.
- Bài học rút ra: Mỗi người, đặc biệt là trẻ em – thế hệ tương lai, cần có ý thức bảo vệ thiên nhiên, yêu thương nhau
và chung tay gìn giữ hòa bình cho hành tinh này.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tưởng tượng em được tham gia một trại hè với thiếu nhi các nước, hãy giới thiệu với các bạn về ngày tết Trung thu của thiếu nhi Việt Nam.
Ở Việt Nam, tết Trung thu là một trong những ngày hội vui nhất. Tết Trung thu thường được tổ chức vào đêm 15 tháng Tám âm lịch hằng năm (gọi là Rằm tháng Tám). Vào đêm đó, trăng rất sáng. Người ta bày cổ với bánh và các loại sản vật mùa thu như chuối, bưởi, hồng,... Vào dịp này, ở một số nơi, các bà, các cô còn thi nấu cỗ, làm bánh. Đêm Trung thu, trẻ em là những người vui nhất vì các em được rước đèn, thi đèn, được hoà vào các màn múa lân tưng bừng và rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị khác.
HƯƠNG THẢO
Câu 3:
Dựa vào các thông tin dưới đây, hãy giới thiệu về cuộc thi vẽ tranh "Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình" năm 2023:
Cuộc thi "Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình" năm 2023 đô thu hút sự tham gia của hơn 300 thiếu nhi, trong đó có thiếu nhi các nước Ấn Độ, Ca-dắc-xtan, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Mê-hi-cô, Nam Phi, Nga, Ni-giê-ri-a, Phi-lip-pin, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ... đang học tập và sinh sống tại Hà Nội. Đây là cơ hội tốt để thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước giao lưu, thúc đẩy tình hữu nghị. Trong thời gian 90 phút, các em đã sáng tác hàng trăm bức ảnh màu nước, màu sáp, màu bột, sơn dầu,... Kết thúc cuộc thi, đã có 1 giải Nhất, 5 giải Nhì, 10 giải Ba và 40 giải Khuyến khích được trao cho các hoạ sĩ nhỏ tuổi.
Câu 4:
Kể sáng tạo câu chuyện trong một bài đọc mà em đã học ở lớp Năm bằng cách thay đổi vai kể và phát triển câu chuyện.
Câu 6:
Viết một đoạn văn nói lên mong muốn được sống trong hoà bình của em, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp lặp để liên kết câu. Chỉ ra biện pháp lặp trong đoạn văn của em.
Câu 7:
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện ( hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
Câu 8:
Giới thiệu với bạn về một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc ở nhà về đề tài bảo vệ hoà bình.
Câu 9:
Báo cáo kết quả tham gia của tổ em trong cuộc thi vẽ tranh “Em yêu hoà bình" hoặc một cuộc thi khác do nhà trường phát động.
Câu 10:
Biểu tượng của hoà bình
Biểu tượng của hoà bình đã xuất hiện từ thời cổ đại. Theo thần thoại Hy Lạp, đó là cây ô liu – quà tặng của Nữ thần Trí Tuệ A-ten-na. Sử sách La Mã từ xưa cũng từng ghi lại chuyện một vị tướng đã cầm nhành ô liu đến gặp đối phương để giảng hoà.
Năm 1949, Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình được tổ chức ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ nổi tiếng Pi-cát-xô gửi tặng được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội. Từ đó, chim bồ câu được coi là loài chim tượng trưng cho hoà bình.
Tuy nhiên, hình ảnh chim bồ câu rất khó vẽ. Năm 1958, trong phong trào chống vũ khí hạt nhân ở nước Anh, hoạ sĩ Hâu-tơm đã sáng tạo ra một biểu tượng mới. Đó là một vòng tròn với các đường thẳng mô phỏng chữ N và chữ D theo hệ thống truyền tin bằng cờ. Hai chữ ấy là dạng viết tắt của các từ tiếng tiếng Anh: Nuclear Disarmament (Giải trừ Hạt nhân).
Về sau, biểu tượng của Hậu-tơm được người dân Mỹ sử dụng trong các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh ở Việt Nam, rồi dần dần lan toả khắp nơi, trở thành một biểu tượng mới của hoàn bình thế giới.
THEO TRUNG ANH
Biểu tượng chống vũ khí hạt nhân đã trở thành biểu tượng mới của hoà bình như thế nào?
Câu 12:
Chọn 1 trong 2 đề sau, trao đổi với bạn về các thông tin cần trình bày.
Báo cáo kết quả của tổ em khi tham gia cuộc thi vẽ tranh "Em yêu hoà bình" hoặc một cuộc thi khác do nhà trường phát động.
Câu 14:
Chọn 1 trong 2 đề sau:
b) Viết đoạn văn tưởng tượng về cuộc sống ở quê hương em trong tương lai. Trang trí hoặc về minh hoạ cho bài viết.
Câu 15:
Viết đoạn văn ngắn nói về một di tích lịch sử mà em biết, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép.