Câu hỏi:
26/10/2024 126Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức nào dưới đây?
A. Quá độ trực tiếp
B. Quá độ gián tiếp
C. Quá độ nhảy vọt
D. Quá độ nửa trực tiếp
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức uá độ gián tiếp.
Nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phải phát triển dần dần, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghiệp hóa trước khi tiến tới chủ nghĩa xã hội.
B đúng
- A sai vì nước ta xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, nên không thể trực tiếp chuyển sang chủ nghĩa xã hội như các nước công nghiệp phát triển.
- C sai vì nước ta có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chưa đủ điều kiện kinh tế và kỹ thuật để thực hiện một sự chuyển đổi đột ngột, cần phát triển dần dần theo lộ trình phù hợp.
- D sai vì nước ta không có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, do đó không thể áp dụng một quá trình quá độ vừa trực tiếp vừa gián tiếp, mà phải thực hiện theo con đường gián tiếp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức quá độ gián tiếp vì xuất phát từ một nước thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu, chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Điều này có nghĩa là Việt Nam phải đi lên chủ nghĩa xã hội mà không thông qua một nền tảng công nghiệp hiện đại như các nước phương Tây. Quá trình này đòi hỏi xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế nông nghiệp và tiểu nông, đồng thời phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời kỳ quá độ này, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức như phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, và đảm bảo an ninh xã hội, trong khi vẫn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc quá độ gián tiếp cũng phản ánh sự linh hoạt trong việc tiếp thu và vận dụng các bài học kinh nghiệm từ các nước khác để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
* Chủ nghĩa xã hội và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a. Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa
- Giai đoạn đầu (giai đoạn thấp - chủ nghĩa xã hội): kinh tế phát triển, nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.
- Giai đoạn sau (giai đoạn cao - chủ nghĩa cộng sản): kinh tế phát triển mạnh mẽ, nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
b. Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xh công bằng, dân chủ, văn minh
- Do nhân dân lao động làm chủ
- Kinh tế phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Con người sống tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện.
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lần nhau.
- Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
a. Tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Chủ nghĩa Mac – Lênin khẳng định có hai hình thức quá độ:
- Đảng và nhân dân ta lựa chọn đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa vì:
+ Chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì dất nước mới thực sự độc lập.
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội mới xóa bỏ được áp bức, bóc lột.
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội mới có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc, mọi người mới có điều kiện phát triển toàn diện.
=> Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của thời đại.
b. Đặc điểm thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
- Chính trị: Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Kinh tế: lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ thấp. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- Văn hóa: Tồn tại nhiều loại, khuynh hướng khác nhau, tồn tại tư tưởng lạc hậu, phản động…
- Xã hội: có nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp, đời sống các vùng chưa đều, tệ nạn xã hội…
⇒ Những đặc điểm trên hiện nay đang tồn tại những có những cái tốt ta nên phát huy, những yếu tố cổ, lạc hậu không phù hợp ta cần loại bỏ, để sớm đưa đất nước ta lên chủ nghĩa xã hội
Xem thêm các bài viết liên qua,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta?
Câu 5:
Để bảo tồn đa dạng sinh học, Nhà nước đã có biện pháp nào dưới đây?
Câu 7:
Ở nước ta, thực hiện có hiệu quả chính sách dân số là nhằm mục đích nào dưới đây?
Câu 8:
Quan niệm dân gian nào dưới đây ảnh hưởng xấu đến chính sách dân số của Nhà nước?
Câu 9:
Hành vi nào dưới đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
Câu 10:
Nhà nước tạo điều kiện để mọi gia điình, cá nhân tự nguyện, chủ động tham gia công tác dân số nhằm mục tiêu nào dưới đây?
Câu 12:
Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ để nhân dân bầu ra những người
Câu 13:
Chủ trương “ hòa nhập nhưng không hoà tan” trong tiến trình hội nhập với văn hóa thế giới thể hiện đặc trưng cơ bản nào dưới đây của chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
Câu 14:
Dân chủ trực tiếp là nhân dân tham gia trực tiếp quyết định công việc của
Câu 15:
Khẳng định nào dưới đây đứng về nội dung dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?