Câu hỏi:
20/11/2024 151
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?
A. Luôn thay đổi và phát triển không ngừng theo thời gian.
A. Luôn thay đổi và phát triển không ngừng theo thời gian.
B. Tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.
C. Vừa mang tính khách quan, vừa mang ý muốn chủ quan.
D. Phản ánh những nhận thức của con người về quá khứ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Hiện thực lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.
→ B đúng
- A sai vì hiện thực lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ, mang tính cố định, không thể thay đổi, dù có thể được nghiên cứu và diễn giải lại.
- C sai vì hiện thực lịch sử chỉ mang tính khách quan, phản ánh đúng những gì đã xảy ra, không phụ thuộc vào ý muốn hay sự can thiệp chủ quan của con người.
- D sai vì hiện thực lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ, tồn tại khách quan, còn nhận thức của con người chỉ là cách hiểu chủ quan về những sự kiện đó.
*) Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay, bao gồm cả lịch sử quá trình tương tác của con người với tự nhiên và quá trình con người tương tác với nhau.
- Lịch sử được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
+ Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
+ Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau.
- Giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, dù có cố gắng đến đầu thì con người cũng không thể tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử đúng như nó đã xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do việc nhận thức lịch sử phụ thuộc vào:
+ Nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử;
+ Điều kiện và phương pháp để tìm hiểu lịch sử;
+ Mức độ phong phú và xác thực của thông tin sử liệu thu thập được.
+ Mục đích, thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 5:
Căn cứ vào mối liên hệ với sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị thông tin, sử liệu được chia thành những loại nào?
Căn cứ vào mối liên hệ với sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị thông tin, sử liệu được chia thành những loại nào?
Câu 6:
Nội dung nào sau đây phản ánh điểm giống nhau giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu lịch sử?
Nội dung nào sau đây phản ánh điểm giống nhau giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu lịch sử?
Câu 7:
Trong nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nào?
Trong nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nào?
Câu 8:
Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu không bao gồm nhóm nào sau đây?
Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu không bao gồm nhóm nào sau đây?
Câu 14:
Hiện thực lịch sử có điểm gì khác biệt so với nhận thức lịch sử?
Hiện thực lịch sử có điểm gì khác biệt so với nhận thức lịch sử?