Câu hỏi:
14/11/2024 351Nội dung nào sau đây không thuộc Luận cương chính trị tháng 10 - 1930?
A. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công - nông. Đồng thời ''phải biết liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông...để kéo họ vào phe vô sản giai cấp''.
B. Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới.
C. Cách mạng do đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác - Lênin lãnh đạo.
D. Cách mạng Đông Dương phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công - nông. Đồng thời ''phải biết liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông...để kéo họ vào phe vô sản giai cấp'',không thuộc Luận cương chính trị tháng 10 - 1930
* Nội dung Luận cương chính trị bao gồm:
- Chiến lược cách mạng: khẳng định tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên con đường XHCN.
- Nhiệm vụ chiến lược: đánh đổ phong kiến và đế quốc.
- Lực lượng cách mạng: vô sản (công nhân) và nông dân.
- Phương pháp cách mạng: vũ trang bạo động
→ A đúng.B,C,D sai.
* Mở rộng:
Tháng 4 - 1930, đồng chí Trần Phú sau một thời gian học tập ở Liên Xô đã trở về nước hoạt động và tham gia BCH Trung ương lâm thời và được phân công cùng ban thường vụ Trung ương chuẩn bị hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương và Dự thảo bản Luận cương chính trị. Dự thảo Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú trình bày đã phân tích sâu sắc tình hình trong nước và quốc tế, khẳng định thời kì yên ổn của chủ nghĩa tư bản đã tạm chấm dứt, cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn CMTS Dân quyền và CMXHCN, nhấn mạnh cách mạng phải do đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác - Lênin lãnh đạo, thời kì này phong trào cách mạng thế giới có ảnh hưởng rất mạnh đến phong trào cách mạng ở Đông Dương vì vậy, cách mạng Đông Dương phải trở thành bộ phận của phong trào cách mạng thế giới. Những nội dung trên trong bản Luận cương do đồng chí Trần Phú trình bày về cơ bản là giống với Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc thông qua tại hội nghị thành lập đảng. Tuy nhiên, điểm khác cơ bản giữa hai tác phẩm là nêu lên vấn đề lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công - nông. Đồng thời ''phải biết liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông...để kéo họ vào phe vô sản giai cấp''. Nội dung này không nằm trong bản Luận cương của đồng chí Trần Phú mà nó được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong hội nghị thành lập đảng (2 - 1930). Vấn đề xác định chưa đúng lực lượng cách mạng là một trong những hạn chế của bản luận cương của đồng chí Trần Phú
* Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam
a. Hoàn cảnh: Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc)
b. Những quyết định quan trọng:
- Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư.
- Thông qua Luận cương chính trị của Đảng do Trần Phú soạn thảo.
* Nội dung Luận cương chính trị tháng 10/1930.
- Đường lối chiến lược: làm cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
- Nhiệm vụ chiến lược: đánh đổ phong kiến và đánh đế quốc.
- Động lực cách mạng: công nhân và nông dân.
- Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân, thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
- Cách mạng Đông Dườn là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
⇒ Hạn chế của cương lĩnh:
- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
- Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quôc và phong kiến.
*. Ý nghĩa lịch sử và bài hoạc kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
a. Ý nghĩa lịch sử.
- Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.
- Khối liên minh công – nông được hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.
- Phong trào cách mạng 1930 – 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
- Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
b. Bài học kinh nghiệm
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương nhiều bài học kinh nghiệm về:
+ Công tác tư tưởng.
+ Xây dựng khối liên minh công nông, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
+ Lãnh đạo quần chúng giành và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1931
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, ngoại thương có phát triển hơn giai đoạn trước là do
Câu 2:
Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ?
Câu 3:
Biện pháp "chia để trị" của thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào?
Câu 4:
Sự kiện nào dưới đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923 - 1924?
Câu 6:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào được coi là lực lượng to lớn của cách mạng ?
Câu 7:
Lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son - Sài Gòn (8 - 1925) là
Câu 8:
Trong thời gian ở Liên Xô 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho các tờ báo nào?
Câu 9:
Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai vào giai đoạn nào của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Câu 10:
Ý nào sau đây không phải nguyên nhân tư bản Pháp chú trọng đến việc khai thác mỏ than ở nước ta?
Câu 11:
Cơ sở nào dưới đây đưa đến sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam?
Câu 12:
Nguyễn Ái Quốc khi viết bài cho các báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Đời sống công nhân … nhằm mục đích nào dưới đây?
Câu 13:
Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 đã bộc lộ những hạn chế nào?
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây không phải là lí do dẫn đến sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong năm 1929?
Câu 15:
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày, tháng, năm nào? Tại đâu?