Câu hỏi:
15/08/2024 798Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, ngoại thương có phát triển hơn giai đoạn trước là do
A. giao thông thuận tiện hàng hóa từ nhiều nước vào Việt Nam
B. người dân Việt Nam có thói quen thích dùng hàng ngoại nhập
C. Pháp dựng lên hàng rào thuế quan, đánh thuế mạnh vào hàng của Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Dương chủ yếu là hàng của Pháp
D. thực dân Pháp miễn thuế cho hàng ngoại vào Việt Nam
Trả lời:
Đáp án đúng là :C
-Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, ngoại thương có phát triển hơn giai đoạn trước là do Pháp dựng lên hàng rào thuế quan, đánh thuế mạnh vào hàng của Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Dương chủ yếu là hàng của Pháp
Trong thời gian Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, có 3 nước thường xuyên trao đổi hàng hóa với Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp. Vì Pháp là "mẫu quốc" của Việt Nam nên đã thi hành chính sách thuế khóa nặng nề với hàng của Trung Quốc, Nhật bản, giảm thuế với hàng Pháp. Mục đích của hành động này là làm cho hàng Nhật và Trung Quốc không bán được, thị trường Đông Dương tràn ngập hàng Pháp, điều này gián tiếp làm cho ngoại thương có sự phát triển hơn giai đoạn trước. Như vậy, đáp án là Pháp dựng lên hàng rào thuế quan, đánh thuế mạnh vào hàng của Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Dương chủ yếu là hàng của Pháp.
→ C đúng.A,B,D sai
* Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
a. Nguyên nhân Pháp tiến hành khai thác:
- Sau Chiến tranh thế giới nhất, Pháp bị tàn phá nặng nề với hơn 1.4 triệu người chết và bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy,.. bị phá hủy, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 200 tỉ Phơ-răng.
⇒ Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp đẩy mạnh khai thác các thuộc địa ở Đông Dương (mà chủ yếu là ở Việt Nam).
b. Thời gian tiến hành:
- Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương (chủ yếu là ở Việt Nam) diễn ra trong những năm 1919 – 1929.
c. Quan điểm của Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa:
- Tập trung đầu tư vào những ngành kinh tế: vốn ít, lời nhiều, khả năng thu hồi vốn nhanh; những ngành kinh tế không có khả năng cạnh tranh với kinh tế chính quốc.
- Khai thác nhằm vơ vét, bóc lột, không nhằm phát triển kinh tế thuộc địa.
- Khai thác nhằm mục đích biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp.
d. Nội dung khai thác:
- Nông nghiệp:
+ Là ngành kinh tế được quan tâm, đầu tư vốn nhiều nhất.
+ Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền (chủ yếu là đồn điền cao su).
- Công nghiệp:
+ Tập trung chủ yếu vào khai thác than và kim loại (thiếc, kẽm,…).
+ Hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng; mở mang một số ngành công nghiệp nhẹ nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu, nhân công và phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của Pháp.
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.
+ Đánh thuế nặng vào hàng hóa từ bên ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản) nhập vào Việt Nam.
+ Giảm thuế hoặc miễn thuế với hàng hóa của Pháp.
- Phát triển giao thông vận tải nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác và mục đích quân sự.
Nguồn lợi của Thực dân Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
e. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đến Việt Nam
* Tác động tích cực:
- Góp phần làm chuyển biến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam => tạo điều kiện bên trong cho sự xuất hiện và phát triển của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam => góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế ở một số vùng.
- Bổ sung thêm các lực lượng mới cho phong trào yêu nước (tiểu tư sản, tư sản dân tộc ...).
* Tác động tiêu cực:
- Tài nguyên vơi cạn.
- Xã hội phân hóa sâu sắc.
- Văn hóa dân tộc bị xói mòn.
- Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào sau đây không thuộc Luận cương chính trị tháng 10 - 1930?
Câu 2:
Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ?
Câu 3:
Biện pháp "chia để trị" của thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào?
Câu 4:
Sự kiện nào dưới đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923 - 1924?
Câu 6:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào được coi là lực lượng to lớn của cách mạng ?
Câu 7:
Lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son - Sài Gòn (8 - 1925) là
Câu 8:
Trong thời gian ở Liên Xô 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho các tờ báo nào?
Câu 9:
Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai vào giai đoạn nào của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Câu 10:
Ý nào sau đây không phải nguyên nhân tư bản Pháp chú trọng đến việc khai thác mỏ than ở nước ta?
Câu 11:
Cơ sở nào dưới đây đưa đến sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam?
Câu 12:
Nguyễn Ái Quốc khi viết bài cho các báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Đời sống công nhân … nhằm mục đích nào dưới đây?
Câu 13:
Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 đã bộc lộ những hạn chế nào?
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây không phải là lí do dẫn đến sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong năm 1929?
Câu 15:
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày, tháng, năm nào? Tại đâu?