Câu hỏi:
20/11/2024 292Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
A. Hoàn thiện thể chế về thị trường lao động, thực hiện đúng pháp luật về lao động.
B. Khuyến khích các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng hoạt động sản xuất.
C. Thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động.
D. Nghiêm cấm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Nó có thể hạn chế cơ hội việc làm do thiếu vốn và công nghệ, trái ngược với mục tiêu tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế và việc làm trong nước.
→ D đúng
- A sai vì nó đảm bảo môi trường lao động công bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm và bảo vệ quyền lợi người lao động.
- B sai vì nó tạo thêm việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hấp thụ lao động, giảm áp lực thất nghiệp.
- C sai vì nó hỗ trợ người lao động ổn định đời sống, tạo cơ hội việc làm và giảm thiểu tác động tiêu cực của thất nghiệp.
- Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, Nhà nước sử dụng nhiều giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp như:
+ Hoàn thiện thể chế về thị trường lao động, thực hiện đúng pháp luật về lao động;
+ Khuyến khích các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng hoạt động sản xuất, chuyển đổi sản xuất để tạo thêm việc làm cho người lao động;
+ Thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động.
- Ngoài ra, Nhà nước còn thường xuyên quan tâm đào tạo lao động trình độ cao, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Căn cứ vào tính chất, thất nghiệp được chia thành 2 loại hình, là:
Câu 2:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
Câu 3:
Căn cứ theo nguồn gốc, thất nghiệp được chia thành mấy loại hình?
Câu 4:
Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với xã hội?
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
Câu 6:
Trường hợp dưới đây đề cập đến loại hình thất nghiệp nào?
Trường hợp. Do tác động của khủng hoảng kinh tế, hàng hóa sản xuất ra không bán được, công ty X phải thu hẹp sản xuất, khiến nhiều lao động bị mất việc làm.
Câu 7:
Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với nền kinh tế?
Câu 8:
Trong trường hợp dưới đây, nhà nước đã thực hiện chính sách nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
Trường hợp. Thất nghiệp gia tăng làm giảm tiêu dùng xã hội, các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất gây lãng phí nguồn lực sản xuất trong nền kinh tế. Với vai trò kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo nhiều việc làm; thu hút lao động qua các chính sách tài khoá; chính sách tiền tệ.
Câu 9:
Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động không muốn làm việc vì điều kiện làm việc và mức lương chưa phù hợp với họ được gọi là
Câu 10:
Trường hợp dưới đây đề cập đến loại hình thất nghiệp nào?
Trường hợp. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành X đang đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dụng tin học trong quản lí, đưa máy móc tự động hoá vào sản xuất. Điều này làm cho nhu cầu lao động của ngành X giảm, nhiều lao động trong ngành X phải nghỉ việc, rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Câu 11:
Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động mong muốn làm việc nhưng không thể tìm kiếm được việc làm được gọi là
Câu 12:
Tình trạng thất nghiệp xuất hiện do có sự mất cân đối giữa cung - cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành được gọi là
Câu 14:
Tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm được gọi là