Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 CTST Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường
Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 CTST Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường
-
403 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……. là sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định”.
Đáp án đúng là: B
- Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định.
Câu 2:
04/07/2024Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%) được gọi là tình trạng
Đáp án đúng là: C
- Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, có thể phân chia lạm phát thành 3 loại là:
+ Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% - dưới 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.
+ Lạm phát phi mã: mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% - 1.000%), gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế. Đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm.
+ Siêu lạm phát: giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.
Câu 3:
21/07/2024Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Thông tin. Năm 1985, Việt Nam tiến hành đổi tiền theo Quyết định số 01/HĐBT-TĐ ngày 13/9/1985. Sau cuộc đổi tiền, nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát tăng cao: CPI năm 1986 tăng lên 114,7%, năm 1987 là 323,1% , năm 1988 là 393%.
Câu hỏi: Xác định tình trạng lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 - 1988.
Đáp án đúng là: B
Tình trạng lạm phát phi mã được xác định khi mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% CPI < 1000%).
>Câu 4:
21/07/2024Tình trạng lạm phát không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
- Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát:
+ Chi phí sản xuất (nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, nhân công, thuế,…) tăng cao.
+ Tổng cầu của nền kinh tế tăng.
+ Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
Câu 5:
14/07/2024Xác định nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong trường hợp sau:
Trường hợp. Ga đình anh A là hộ chăn nuôi lợn thịt, trước đây, việc nuôi lợn thịt mang lại thu nhập ổn định. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, do giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục nên gia đình anh A đang đối mặt với thua lỗ.
Đáp án đúng là: A
- Nguyên nhân dẫn đến lạm phát được đề cập trong đoạn trường hợp trên là: Chi phí sản xuất tăng cao.
Câu 6:
19/07/2024Mức độ lạm phát vừa phải sẽ
Đáp án đúng là: C
- Lạm phát cao gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên, mức độ lạm phát vừa phải sẽ kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.
Câu 7:
22/07/2024Tình trạng siêu lạm phát được xác định khi
Đáp án đúng là: B
Tình trạng siêu lạm phát được xác định khi giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.
Câu 8:
18/11/2024Tình trạng lạm phát tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất, kinh doanh?
Đáp án đúng là: A
- Tình trạng lạm phát tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh như Các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.
Lạm phát khiến cho chi phí đầu vào và chi phí sản xuất tăng cao, từ đó tác động trực tiếp đến việc các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh, khiến cho sản lượng hàng hóa sụt giảm.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Khái niệm lạm phát
- Lạm phát là sự tăng lên liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một thời gian nhất định làm giảm giá trị và sức mua của đồng tiền.
2:Các loại hình lạm phát
- Dựa vào tỉ lệ lạm phát, có các loại hình lạm phát sau:
+ Lạm phát vừa phải: dưới 10% (lạm phát 1 con số);
+ Lạm phát phi mã: từ 10% đến dưới 1 000% (lạm phát 2 hay 3 con số);
+ Siêu lạm phát: từ 1 000% trở lên (lạm phát từ 4 con số trở lên).
3. Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát
- Do nhu cầu thị trường tăng: nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của thị trường gia tăng một cách nhanh chóng khiến giá cả các mặt hàng bị đẩy lên cao dẫn đến mức giá chung của hàng hoá, dịch vụ tăng lên, làm giảm sức mua của đồng tiền.
- Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng: khi giá cả của một hoặc vài yếu tố sản xuất (tiền lương, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,...) tăng sẽ làm tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, đẩy giá thành sản phẩm tăng và kéo giá cả của hầu hết hàng hoá, dịch vụ khác tăng theo, làm giảm sức mua của đồng tiền.
- Do cung lượng tiền lưu thông trong nước tăng: khi ngân hàng nhà nước mua ngoại tệ, mua công trái, phát hành tiền mới làm lượng cung tiền lưu thông vượt lượng cầu tiền lưu thông, mức giá chung tăng, sức mua của đồng tiền giảm.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết KTPL 11 Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường
Giải KTPL 11 Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường
Câu 9:
28/09/2024Để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy, nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
- Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát:
+ Giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế, kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá,... (trong trường hợp lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, lạm phát do cầu kéo).
+ Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất,... (trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy).
A đúng
- B sai vì nó làm giảm tổng cầu, không tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất. Thay vào đó, nhà nước thường áp dụng các chính sách giảm thuế và thu hút đầu tư để hạ chi phí sản xuất và ổn định giá cả.
- C sai vì nó làm giảm tổng cầu mà không giải quyết nguyên nhân tăng chi phí sản xuất. Thay vào đó, nhà nước thường ban hành chính sách giảm thuế và thu hút đầu tư để hạ chi phí và ổn định giá cả.
- D sai vì nó có thể làm tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, dẫn đến giá cả cao hơn. Thay vào đó, nhà nước thường áp dụng các chính sách như giảm thuế hoặc khuyến khích đầu tư để giảm chi phí sản xuất và ổn định giá cả.
Để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy, nhà nước thường ban hành các chính sách nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng nguồn cung hàng hóa, dịch vụ. Một trong những biện pháp quan trọng là thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài, nhằm cải thiện công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Việc thu hút vốn đầu tư giúp tăng cường sản xuất, từ đó làm giảm áp lực chi phí lên giá cả.
Ngoài ra, giảm thuế, đặc biệt là thuế doanh nghiệp và thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, cũng là cách để hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào. Khi chi phí sản xuất được hạ thấp, giá thành sản phẩm giảm, từ đó làm giảm tình trạng lạm phát do chi phí đẩy. Chính sách này còn tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, góp phần ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát trong dài hạn.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 10:
21/07/2024Nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây để khắc phục tình trạng lạm phát do cầu kéo?
- Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát:
+ Giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế, kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá,... (trong trường hợp lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, lạm phát do cầu kéo).
+ Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất,... (trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy).
Câu 11:
09/07/2024Để khắc phục tình trạng lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, nhà nước cần
Đáp án đúng là: B
Để khắc phục tình trạng lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, nhà nước cần giảm mức cung tiền.
Câu 12:
19/07/2024Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?
Đáp án đúng là: B
Tình trạng lạm phát tăng cao, đồng tiền nội tệ bị mất giá trong khi mức lãi suất tiền gửi vẫn giữ nguyên => người gửi tiền bị thiệt.
Câu 13:
22/07/2024Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?
Đáp án đúng là: A
Lạm phát là do mức giá chung của nền kinh tế tăng chứ không phải do một vài loại hàng hóa tăng.