Câu hỏi:
18/11/2024 686Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của lạm phát tới đời sống kinh tế và xã hội?
A. Giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
B. Giá cả hàng hóa cao làm cho mức sống của người dân giảm sút.
C. Đồng tiền mất giá nghiêm trọng, gây thiệt hại cho người đi vay vốn.
D. Lạm phát cao, kéo dài có thể gây khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Đồng tiền mất giá nghiêm trọng thường gây thiệt hại cho người cho vay vốn, không phải người đi vay, vì số tiền trả lại sẽ có giá trị thấp hơn so với lúc vay.
→ C đúng
- A sai vì lạm phát làm tăng chi phí và giảm sức mua, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận, dẫn đến việc phải thu hẹp quy mô đầu tư và sản xuất kinh doanh.
- B sai vì lạm phát làm giá cả hàng hóa tăng cao, dẫn đến việc người dân phải chi tiêu nhiều hơn cho các nhu cầu cơ bản, từ đó làm giảm mức sống và sức mua của họ.
- D sai vì lạm phát cao và kéo dài làm suy yếu kinh tế, giảm lòng tin vào đồng tiền, gây bất ổn xã hội, và có thể dẫn đến khủng hoảng chính trị khi người dân mất niềm tin vào chính phủ.
* Tìm hiểu thêm về "Lạm phát cao gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và xã hội":
- Về kinh tế:
+ Giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất tăng cao khiến chi phí tăng, tác động trực tiếp đến việc giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho kinh tế suy thoái.
+ Giá cả các hàng hóa không ngừng tăng dẫn đến tình trạng đầu cơ, tích trữ nhiều hàng hóa, tạo thêm sự khan hiếm, đẩy giá cả hàng hóa tiếp tục tăng gây nhiễu loạn thị trường.
- Về xã hội:
+ Giá cả hàng hóa cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ làm cho mức sống của người dân trong xã hội giảm sút. Bên cạnh đó, lạm phát cao thường khiến nhiều người mất việc làm, không có thu nhập, đời sống nhiều gia đình bấp bênh, gặp nhiều khó khăn.
+ Lạm phát tăng cao, kéo dài có thể gây ra khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,....
+ Làm cho việc phân phối và phân phối lại tài sản giữa các tầng lớp dân cư không hợp lí (có lợi cho người đi vay; gây thiệt hại cho người cho vay; làm thu nhập thực tế của người lao động giảm; gia tăng tình trạng phân hóa giàu - nghèo,…).
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết KTPL 11 Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến lạm phát?
Câu 2:
Nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây để khắc phục tình trạng lạm phát do cầu kéo?
Nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây để khắc phục tình trạng lạm phát do cầu kéo?
Câu 5:
Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Thông tin. Ở Việt Nam, cuối năm 2010, lamh phát 2 con số kéo dài 13 tháng đến tháng 10 năm 2021 khiến CPI tăng 11,75% năm 2010 và 18,3% năm 2011.
Câu hỏi: Xác định tình trạng lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2011.
Câu 6:
Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% CPI < 1.000%) được gọi là tình trạng
>Câu 7:
Sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là
Câu 9:
Xác định nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong thông tin sau:
Thông tin. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn và ngày càng có quan hệ sâu rộng với các nền kinh tế trên thế giới nên biến động giá cả hàng hoá trên thế giới có tác động nhất định đến giá cả và lạm phát trong nước, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tổng cầu của bên ngoài. Trong ba tháng cuối năm 2022, kinh tế trong nước có khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn, áp lực lạm phát sẽ tiếp tục xu hướng tăng dần khi giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào trên thế giới và giá sản xuất trong nước đang ngày càng tăng cao.
Câu 11:
Để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy, nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây?