Câu hỏi:
20/07/2024 117Nội dung nào không phải là lý do thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu cho cuộc tiến công xâm lược Việt Nam năm 1858?
A. Hy vọng có sự phối hợp của lực lượng giáo dân
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng chiến tranh xâm lược
C. Có vị trí quan trọng, gần kinh thành Huế
D. Là hai cảng sâu, rộng, thuận tiện cho tàu chiến triển khai
Trả lời:
Đáp án B
Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công vì những lí do sau:
- Vì Đà Nẵng có một vị trí chiến lược quan trọng, đây là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra, vào dễ dàng, mặt khác, Đà Nẵng lại nằm trên đường Thiên lí Bắc- Nam có thể sang Lào, nếu chiếm được Đà Nẵng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp thực hiện kế hoạch ''đánh nhanh, thắng nhanh'' trong cuộc tấn công xâm lược Việt Nam.
- Pháp không thể đánh trực tiếp vào cửa biển Thuận An ở Huế, bởi vì Huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn, nên ở đây sự phòng thủ chắc chắn, đặc biệt là phòng thù bờ biển, mặt khác Thuận An là cửa biển nhỏ, tàu chiến ko thể vào ra dễ dàng, thuận lợi như cửa biển Đà Nẵng...
- Đà Nẵng là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế khoảng 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế, đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh chóng nhất, ít hao tốn tiền của và nhân lực cho quân Pháp có thể thực hiện được ý đồ đánh chiếm và thu phục vương triều Nguyễn.
- Đà Nẵng có nhiều người theo đạo thiên chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn.... hoạt động từ trước, họ trở thành người đi tiên phong, vạch đường cho quân Pháp xâm lược.
Chọn: B
Chú ý:
Thời kì đầu Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam với âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” nên Pháp tấn công Đà Nẵng không nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng chiến tranh xâm lược. Nguyên nhân này phù hợp hơn khi Pháp tấn công Gia Định, do từ đây có thể sang Campuchia dễ dàng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Biểu hiện của sự phát triển khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong những năm 1991-2000 là
Câu 4:
Mĩ thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” trong chiến lược nào dưới đây?
Câu 5:
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương (1885-1896) là
Câu 6:
Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản quá trình xâm lược Việt Nam?
Câu 7:
Phong trào dân chủ 1936-1939 mang tính chất dân tộc sâu sắc chủ yếu vì
Câu 8:
Những năm 80 của thế kỉ XX, vai trò và địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao chủ yếu vì
Câu 9:
Thực hiện “Phương án Maobattơn” thực dân Anh đã chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở nào?
Câu 10:
Trong cao trào kháng Nhật cứu nước năm 1945, khẩu hiệu nào đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân?
Câu 11:
Điểm giống nhau trong tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là
Câu 12:
Ngày 13-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào đã thông qua quyết định quan trọng nào dưới đây?
Câu 13:
Hiệp ước Bali năm 1976 không xác định nguyên tắc cơ bản nào trong quan hệ giữa các nước nhằm thực hiện mục tiêu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Câu 14:
Hiện nay, hoạt động của Liên hợp quốc chủ yếu bị chi phối bởi nguyên tắc nào?
Câu 15:
Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam?