Câu hỏi:
08/11/2024 701Nội dung nào dưới đây là phương hướng cơ bản để xây dựng quốc phòng và an ninh?
A. Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và an ninh.
B. Duy trì trật tự kỉ cương, an toàn xã hội.
C. Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá - tư tưởng.
D. Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và an ninh, là phương hướng cơ bản để xây dựng quốc phòng và an ninh.
- Cách tiếp cận này nhấn mạnh rằng phát triển kinh tế - xã hội không chỉ là yếu tố thúc đẩy sự giàu mạnh của đất nước mà còn là cơ sở vững chắc để bảo vệ an ninh quốc gia.
Cụ thể:
+ Phát triển kinh tế bền vững: Kinh tế ổn định và phát triển bền vững giúp tăng cường sức mạnh vật chất, tài chính để đầu tư cho quốc phòng. Đồng thời, các vùng kinh tế trọng điểm, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng cũng có vai trò chiến lược, có thể phục vụ cho nhu cầu quốc phòng và an ninh khi cần thiết.
+ Nâng cao đời sống người dân: Khi đời sống người dân được cải thiện, lòng tin và sự ủng hộ đối với chính quyền và quân đội sẽ cao hơn, góp phần vào ổn định xã hội và giữ vững an ninh chính trị.
+ Phát huy sức mạnh tổng hợp: Sự phối hợp giữa các ngành, các lực lượng vũ trang và xã hội giúp tối ưu hóa nguồn lực, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng, vừa tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế xã hội phát triển.
+ Đối phó với các nguy cơ phi truyền thống: Kết hợp này cũng là một biện pháp để đối phó hiệu quả với các nguy cơ an ninh phi truyền thống như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, đảm bảo sự an toàn và ổn định của quốc gia.
Việc kết hợp chặt chẽ này không chỉ nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, mà còn tăng cường lòng yêu nước, củng cố niềm tin và đoàn kết trong toàn dân, góp phần vào mục tiêu giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng an ninh
a. Vai trò của quốc phòng và an ninh
- Trong chiến tranh: Cả nước hướng vào nhiệm vụ đánh thắng kẻ thù xâm lược để giành độc lập, tự do.
- Trong hòa bình: Xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng không lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ vững chắc tổ quốc.
b. Nhiệm vụ của quốc phòng an ninh
- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện.
- Bảo vệ vững chắc chủ quyền , thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hóa tư tưởng và an ninh xã hội.
- Duy trì trật tự , kỉ cương, an toàn xã hội.
- Góp phần giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động bất ngờ.
2. Những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh
- Phát huy sức mạnh tổng hợp khối đại đoàn kết dân tộc
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
- Kết hợp quốc phòng với an ninh
- Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và an ninh
⇒ Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân trở thành lực lượng chính quy,tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đồng thời tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp của Đảng với quân đội nhân dân và công an nhân dân
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh
- Tin tưởng vào chính sách quốc phòng an ninh của Đảng và nhà nước.
- Chấp hành pháp nghiêm chính pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự và bí mật quốc gia.
- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu,thủ đoạn tinh vi của kẻ thù.
- Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự và công tác quốc phòng, an ninh ở nơi cư trú.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 11 Bài 14: Chính sách quốc phòng, an ninh
Mục lục Giải Giáo dục công dân 11 Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây không phải là phương hướng cơ bản để xây dựng quốc phòng và an ninh?
Câu 3:
Niềm tin của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh thể hiện ở việc:
Câu 4:
Để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay thì tiềm lực phát triển kinh tế của đất nước, sức mạnh của chế độ chính trị, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc,... chính là sức mạnh bên trong và là nhân tố
Câu 5:
Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
Câu 6:
Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia các hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh thể hiện ở việc:
Câu 7:
Những truyền thống tốt đẹp, sức mạnh văn hoá tinh thần và sức mạnh vật chất của dân tộc là
Câu 8:
Thấy người lạ vào xóm của mình phát tài liệu và tuyên truyền về tôn giáo lạ, K đã báo cho chính quyền địa phương. Việc làm của K là
Câu 9:
Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng của quốc gia thể hiện ở việc:
Câu 10:
Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của toàn Đảng, Nhà nước và nhân dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng
Câu 11:
Sức mạnh của khoa học và công nghệ, sức mạnh của các lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới là
Câu 12:
A 20 tuổi, có tên trong danh sách gọi nhập ngũ của địa phương năm 2017. Bố và mẹ A không muốn cho con trai thực hiện nghĩa vụ vì A đang làm cho công ty B với thu nhập khá cao nên đã “xin” cho A được miễn nhập ngũ. Trong trường hợp này, việc làm của bố và mẹ A là
Câu 13:
Những hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm Hiến pháp, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Việt Nam được coi là hoạt động
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của quốc phòng an ninh?
Câu 15:
Nghĩa vụ của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh thể hiện ở việc: