Câu hỏi:

22/09/2024 178

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sau năm 1975? 

A. Nhân dân có quyết tâm xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trên cả nước.

C. Mĩ lôi các nước trong tổ chức ASEAN bao vây, cô lập nước ta từ nhiều phía.

     D. Mĩ và Liên Xô đã chuyển sang hòa hoãn, chấm dứt việc đối đầu. 

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : D

- Mĩ và Liên Xô đã chuyển sang hòa hoãn, chấm dứt việc đối đầu,không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sau năm 1975

Vì Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh trên tuyên bố năm 1989 và chính thức là khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ năm 1991. 

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. 

Cách giải:

A, B, C loại vì nội dung của các phương án này phản ánh đúng bối cảnh lịch sử của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sau năm 1975.

→ D đúng.A,B,C sai.

* KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC

1. Miền Bắc

- Đến giữa năm 1976, miền Bắc hoàn thành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển mạnh.

- Thực hiện nghĩa vụ làm căn cứ địa cách mạng cả nước và nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia.

2. Miền Nam

- Tiến hành tiếp quản vùng giải phóng,thành lập chính quyền cách mạng và đoàn thể quần chúng.

- Tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng v.v., chính quyền cách mạng tuyên bố thành lập ngay sau khi được giải phóng hoàn toàn.

- Hàng triệu đồng bào được hồi hương, chuyển về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.

- Chính quyền cách mạng tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động, tuyên bố xoá bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hoá ngân hàng, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền mới của cách mạng.

- Chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cấp bách và lâu dài của nhân dân về lương thực. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, cả những cơ sở bị gián đoạn quan hệ với nước ngoài, đều trở lại hoạt động.

- Văn hoá, giáo dục, y tế... được tiến hành khẩn trương từ những ngày đầu mới giải phóng.

II. HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ NƯỚC

a. Lí do cần thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

- Tổ quốc Việt Nam đã được thống nhất về lãnh thổ, nhưng ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau → cần phải thống nhất thành một nhà nước chung.

- Nguyện vọng của nhân dân: mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan quyền lực đại diện chung cho nhân dân cả nước.

- Cần tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để cả nước cùng thực hiện nhiêm vụ đi lên chủ nghĩa xã hội.

b. Quá trình thực hiện thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

- Tháng 9/1975, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 24 đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

- Từ ngày 15 đến ngày 20/ 9/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước họp tại Sài Gòn với sự tham gia của hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền Nam – Bắc. Hội nghị đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

- Ngày 25/4/1976, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.

- Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976, Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội”:

+ Thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất

+ Quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh; Quốc kì – Cờ đỏ sao vàng; Quốc ca – Tiến quân ca; Quốc huy mang dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu ban dự thảo Hiến pháp.

+ Ở địa phương, Quốc hội quyết định tổ chức thành ba cấp chính quyền: cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương. Ở mỗi cấp chính quyền có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

⇒ Thành công của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa I đã hoàn thành quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

c. Ý nghĩa:

- Đáp ứng được nguyện vọng, mong mỏi của nhân dân hai miền: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.

- Tạo cơ sở để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Tạo những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Mục tiêu chủ yếu của kế hoạch Nava khi bước vào động-xuân 1953-1954 là 

Xem đáp án » 22/07/2024 683

Câu 2:

Từ năm 1919 đến năm 1929, tăng thuế là một trong những biện pháp của thực dân Pháp nhằm

Xem đáp án » 22/07/2024 550

Câu 3:

Nội dung nào sau đây là điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

Xem đáp án » 13/07/2024 205

Câu 4:

Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 – 1931 Việt Nam? 

Xem đáp án » 21/07/2024 174

Câu 5:

Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? 

Xem đáp án » 11/07/2024 166

Câu 6:

Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là 

Xem đáp án » 11/07/2024 164

Câu 7:

Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa” đưa hội viên về nước nhằm mục đích gì? 

Xem đáp án » 11/07/2024 156

Câu 8:

Đầu năm 1945, nội dung nào không phải là vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra đối với các cường quốc đồng minh?

Xem đáp án » 22/07/2024 150

Câu 9:

Nhận xét nào sau đây là đúng về cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? 

Xem đáp án » 30/08/2024 148

Câu 10:

Điểm nổi bật trong chiến lược phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là 

Xem đáp án » 16/11/2024 147

Câu 11:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2-1951) của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập ở Việt Nam, Lào, Campuchia mỗi nước một đảng riêng vì 

Xem đáp án » 11/07/2024 146

Câu 12:

Trong giai đoạn 1939 - 1945, sự kiện nào có tác động trực tiếp tới việc Đảng Cộng sản Đông Dương phát động cao trào “kháng Nhật cứu nước”? 

Xem đáp án » 12/07/2024 138

Câu 13:

Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi? (1959 

1960)?

Xem đáp án » 22/07/2024 133

Câu 14:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ có tham vọng vươn lên làm bá chủ thế giới xuất phát từ cơ sở nào?

Xem đáp án » 17/07/2024 132

Câu 15:

Việc ký kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều có tác động nào sau đây? 

Xem đáp án » 16/07/2024 131

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »