Câu hỏi:

18/11/2024 212

Nội dung nào dưới đây không được ghi trong Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)? 

A. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ.

B. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam.

Đáp án chính xác

C. Ta đồng ý cho Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Trung Hoa Dân Quốc. 

       D. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là B

 Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam không được ghi trong Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). 

* Tìm hiểu thêm về " Hiệp định Sơ bộ"

Sự kiện trong nước

- Ngày 6-3-1903 là ngày sinh nhà vǎn Nguyễn Công Hoan. Ông quê ở huyện Vǎn Giang, tỉnh Hưng Yên và qua đời nǎm 1977. Ông đã viết hơn 200 truyện ngắn, 30 truyện dài, cùng nhiều thể loại vǎn học khác. Ông được xếp là người đứng hàng đầu trong trào lưu vǎn học hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám.

- Ngày 6-3-1946 là một thời điểm nghiêm trọng. Buổi sáng, đụng độ nổ ra giữa quân Pháp và quân Tưởng tại cảng biển Hải Phòng. Ngoại giao con thoi giữa tất cả các bên đều diễn ra khẩn trương để tháo ngòi nổ. Tại Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội đồng Chính phủ họp để hoàn chỉnh dự thảo một văn bản để ký kết với Pháp. Toàn thể hội đồng đã nhất trí và ký vào biên bản tán thành. Và 16h30 phút, tại số nhà 38 Lý Thái Tổ, bản Hiệp định Sơ bộ được ký kết giữa một bên là Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và một bên là Jean Sainteny, đại diện Chính phủ Pháp. Theo Hiệp định Sơ bộ, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp. Nước Việt Nam có Chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Việc thống nhất đất nước sẽ được quyết định bằng trưng cầu ý dân. Chính phủ Việt Nam đồng ý để 15.000 quân Pháp vào thay quân Tưởng. Quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam sau 5 năm, mỗi năm rút một phần năm. Quân đội hai bên ngừng bắn và ở nguyên vị trí. Hai bên sẽ mở cuộc đàm phán tại một trong ba nơi: Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris.

Ngày 6-3-1946: Hiệp định Sơ bộ Pháp-Việt được ký kết
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu Anh, Mỹ, Trung Quốc tại Lễ ký kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946. Ảnh tư liệu 

Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 là bản điều ước quốc tế song phương đầu tiên mà Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết với nước ngoài. Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX sẽ mãi ghi nhớ bản Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 giữa Việt Nam và Pháp như một mốc son chói lọi, một kỳ tích khởi đầu quá trình phát triển của nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh, thể hiện rõ bản lĩnh cách mạng vững vàng, tầm nhìn chiến lược, nghệ thuật đàm phán có nguyên tắc và sách lược linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng ta trong những tháng ngày đầu tiên đầy khó khăn, gian khổ của chính quyền cách mạng, vừa phải chống cả thù trong lẫn giặc ngoài để giữ vững nền độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ những thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945.

Ngày 6-3-1946: Hiệp định Sơ bộ Pháp-Việt được ký kết
 Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946. Ảnh tư liệu

Một năm sau, ngày 6-3-1947, cuộc kháng chiến toàn quốc bước qua tháng thứ ba, gặp gỡ những người làm việc gần mình, Bác giải thích: Sức ta bây giờ như chàng trai mười sáu mà sức giặc bây giờ như một lão già quỷ quyệt, độc ác. Nếu ta cậy sức đánh bừa thì sao chắc thắng được. Phải vừa đánh vừa nuôi sức mình cho khỏe lên... Khi sức ta đã khoẻ, giặc suy yếu dần, ta mới lừa thế quật ngã nó, như vậy mới chắc thắng. Cho nên kháng chiến trường kỳ mới nhất định thắng lợi. Và những người giúp việc gần Bác nhất từ đó, mang các tên: Kháng, Chiến, Trường, Kỳ, Nhất, Định, Thắng, Lợi.

- Ngày 6-3-1965, Quân đội Mỹ đã đổ bộ những đơn vị đầu tiên lên Cảng Đà Nẵng. Từ đây cuộc can thiệp của Mỹ vào miền Nam Việt Nam đã trở thành cuộc chiến tranh xâm lược cục bộ.

- Ngày 6-3-1969, Kho K332 (tiền thân là Tiểu đoàn kho 33) được thành lập, là kho dự trữ chiến lược của Quân chủng Phòng không - Không quân, với chức năng nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận, cấp phát, quản lý, bảo quản, niêm cất, đồng bộ vũ khí, trang bị kỹ thuật, tên lửa, xe đặc chủng, phụ tùng vật tư kỹ thuật Phòng không và Không quân.

- Từ ngày 6-3-1979 đến 8-3-1979: Hội đồng hoà bình thế giới tổ chức hội nghị quốc tế khẩn cấp ủng hộ Việt Nam tại Henxinki (Phần Lan). Hơn 100 nước và 30 tổ chức quốc tế dự hội nghị. Hội nghị đã đề ra chương trình hành động quốc tế đoàn kết và bảo vệ Việt Nam.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đầu 1950, việc các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta thể hiện 

Xem đáp án » 23/07/2024 1,202

Câu 2:

Nước nào sau đây ở Đông Nam Á trở thành một trong bốn “con rồng kinh tế” châu Á nửa sau thế kỷ XX?

Xem đáp án » 19/07/2024 371

Câu 3:

Bài học nào được rút ra từ phong trào dân chủ 1936 – 1939 còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay? 

Xem đáp án » 19/07/2024 232

Câu 4:

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” 1959 – 1960 là 

Xem đáp án » 20/07/2024 209

Câu 5:

Sự kiện nào đánh dấu tổ chức ASEAN có sự chuyển biến “từ một liên minh chính trị thành một liên minh chính trị-kinh tế của khu vực Đông Nam Á”? 

Xem đáp án » 19/07/2024 202

Câu 6:

Đứng trước tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên con người cần dựa vào nhân tố nào? 

Xem đáp án » 19/07/2024 202

Câu 7:

Mục đích của Đảng và Chính phủ khi kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Tạm ước (14/9/1946) là gì? 

Xem đáp án » 25/08/2024 200

Câu 8:

Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu trong chiến lược “Cam kết và mở rộng" của Mĩ? 

Xem đáp án » 23/07/2024 196

Câu 9:

Khởi nghĩa Yên Bái thất bại bởi nguyên nhân khách quan nào? 

Xem đáp án » 19/07/2024 168

Câu 10:

Khẩu hiệu đấu tranh trong giai đoạn 1936 - 1939 được Đảng xác định là 

Xem đáp án » 20/07/2024 165

Câu 11:

Một trong những quyết định quan trọng trong hội nghị Ianta (2/1945) là thành lập 

Xem đáp án » 26/12/2024 165

Câu 12:

Kẻ thù chủ yếu của xã hội Việt Nam trong thời kì 1930-1931 là

Xem đáp án » 19/07/2024 156

Câu 13:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là gì? 

Xem đáp án » 19/07/2024 154

Câu 14:

Cách mạng tháng Tám 1945 đã góp phần vào chiến thắng chống phát xít của thế giới là vì

Xem đáp án » 19/07/2024 153

Câu 15:

Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám 1945 là gì? 

Xem đáp án » 19/07/2024 149

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »