Câu hỏi:
23/07/2024 1,202Đầu 1950, việc các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta thể hiện
A. nước ta chỉ đặt quan hệ ngoại giao với các nước Xã hội chủ nghĩa.
B. chỉ các nước Xã hội chủ nghĩa muốn đặt quan hệ ngoại giao với ta.
C. nước ta muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới.
D. vị thế của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế.
Trả lời:
Đáp án đúng là:D
Đầu 1950, việc các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta thể hiện vị thế của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế.
sau khi tuyên bố độc lập, Việt Nam sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước.
→ A sai
việc các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao với ta năm 1950 không cho thấy các nước khác (không theo chế độ XHCN) không muốn đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
→ B sai
nước ta muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới,đây là mong muốn của Việt Nam.
→ D sai
Một số hoạt động đối ngoại cụ thể:
+ Từ năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư, công hàm cho Đại hội đồng Liên hợp quốc và chính phủ một số nước, khẳng định tính hợp pháp của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đề nghị công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
+ Trước ngày 6-3-1946: Thực hiện chính sách ngoại giao mềm mỏng với quân đội Trung Hoa Dân quốc, cương quyết chống thực dân Pháp xâm lược.
+ Từ ngày 6-3-1946: Kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946). Tiến hành đàm phán ngoại giao tại Đà Lạt, Phông ten-nơ-bờ-lô (Pháp) và kí với Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946).
+ Năm 1947 - 1949: Thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao, phòng Thông tin tại Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ; cử đại diện tham gia một số hội nghị quốc tế và khu vực tại châu Á và châu Âu.
+ Năm 1950: Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa: Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên và một số nước Đông Âu (Tiệp Khắc, Đức, Ru-ma-ni, Ba Lan,...).
+ Năm 1951: Tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương. Tổ chức hội nghị thành lập Liên minh nhân dân ba nước Việt - Miên - Lào tại Tuyên Quang (tháng 3-1951)
+ Năm 1954: Cử phái đoàn ngoại giao tham dự Hội nghị và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, buộc Pháp thừa nhận và tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
- Ý nghĩa: tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
Xem thêm các bài viết liên quan.chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nước nào sau đây ở Đông Nam Á trở thành một trong bốn “con rồng kinh tế” châu Á nửa sau thế kỷ XX?
Câu 2:
Bài học nào được rút ra từ phong trào dân chủ 1936 – 1939 còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay?
Câu 3:
Nội dung nào dưới đây không được ghi trong Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)?
Câu 4:
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” 1959 – 1960 là
Câu 5:
Sự kiện nào đánh dấu tổ chức ASEAN có sự chuyển biến “từ một liên minh chính trị thành một liên minh chính trị-kinh tế của khu vực Đông Nam Á”?
Câu 6:
Đứng trước tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên con người cần dựa vào nhân tố nào?
Câu 7:
Mục đích của Đảng và Chính phủ khi kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Tạm ước (14/9/1946) là gì?
Câu 8:
Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu trong chiến lược “Cam kết và mở rộng" của Mĩ?
Câu 10:
Khẩu hiệu đấu tranh trong giai đoạn 1936 - 1939 được Đảng xác định là
Câu 11:
Một trong những quyết định quan trọng trong hội nghị Ianta (2/1945) là thành lập
Câu 13:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là gì?
Câu 14:
Cách mạng tháng Tám 1945 đã góp phần vào chiến thắng chống phát xít của thế giới là vì
Câu 15:
Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?