Câu hỏi:
03/09/2024 268Nội dung đổi mới về kinh tế ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) và chính sách kinh tế mới (NEP - 1921) ở nước Nga có điểm tương đồng là
A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thưa bằng thuế lương thực.
B. Xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, kiểm soát bằng pháp luật.
C. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước.
D. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và giao thông vận tải.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần với sự quản lý của nhà nước ở Việt Nam và chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga đều nhằm kết hợp yếu tố thị trường với quản lý nhà nước để phục hồi và phát triển nền kinh tế sau thời kỳ khủng hoảng, cho phép tư nhân và nhà nước cùng đóng vai trò trong nền kinh tế.
C đúng
- A sai vì cải cách kinh tế ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào tự do hóa thị trường và cải cách doanh nghiệp, chứ không phải thay đổi hệ thống thuế nông sản.
- B sai vì Việt Nam nhấn mạnh việc kết hợp giữa kinh tế thị trường và quản lý nhà nước, trong khi NEP tập trung vào tự do hóa kinh tế để phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh.
- D sai vì cả hai chính sách đều tập trung vào cải cách cơ cấu nền kinh tế và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế khác, không chỉ riêng công nghiệp nặng và giao thông.
- Chính sách kinh tế mới của (NEP, 1921) là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
- Chủ trương đổi mới về kinh tế ở Việt Nam từ tháng 12 – 1986 là:
+ Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quân liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.
+ Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
=> Nội dung đổi mới về kinh tế ở Việt Nam (từ tháng 12 - 1986) và Chính sách kinh tế mới (NEP, 1921) ở nước Nga có điểm tương đồng là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lí của nhà nước.
* Thực hiện kế hoạch 5 năm 1986 – 1990
a. Đại hội VI (tháng 12/1986) mở đầu công cuộc đổi mới
* Hoàn cảnh:
- Dưới tác động của hoàn cảnh lịch sử mới, tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập ⇒ xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới.
* Nội dung:
- Khẳng định tiếp tục đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế - xã hội chủ nghĩa.
- Nhận thức đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỷ lịch sử lâu dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện đang ở chặng đầu tiên.
- Trước mắt, trong năm năm 1986 – 1990, cần tập sức người, sức của thực hiện Ba chương trình kinh tế về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Muốn vậy thì nông – lâm - ngư nghiệp phải được đặt đúng vị trí hàng đầu. Nông nghiệp được xem là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên về vốn đầu tư, về năng lực, vật tư, lao động kỹ thuật.
b. Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới
- Lương thực, thực phẩm: từ chỗ thiếu ăn hàng năm (năm 1988, ta phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo), đến năm 1990, Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.
- Hàng hóa trên thị trường dồi dào, nhất là hàng tiêu dùng, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tăng. Các cơ sở sản xuất đã gắn chặt với nhu cầu thị trường.
- Kinh tế đối ngoại: phát triển nhanh và mở rộng về quy mô, hình thức. Hàng xuất khẩu tăng ba lần.
⇒ Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
* * Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 – 1925)
1. Chính sách kinh tế mới
a. Bối cảnh lịch sử:
- Năm 1921, nhân dân Nga bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
+ Kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng.
+ Chính trị - xã hội không ổn định.
=> Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvich đã thực hiện chính sách kinh tế mới do Lênin đề xướng.
b. Mục đích:
- Nhanh chóng khắc phục tình trạng khủng hoảng trong nước.
- Hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế và ổn định đời sống chính trị - xã hội.
c. Nội dung chính sách kinh tế mới.
- Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.
- Công nghiệp:
+ Khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân).
+ Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
+ Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như: giao thông vận tải, ngân hàng,..
+ Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp…
- Thương nghiệp và tiền tệ:
+ Mở lại các chợ; khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.
+ Năm 1924, phát hành đồng rúp mới.
d. Bản chất, ý nghĩa.
- Bản chất: là sự chuyển đổi từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
- Ý nghĩa:
+ Giúp nhân dân xô viết vượt qua được cuộc khủng hoảng: kinh tế phục hồi, chính trị - xã hội ổn định.
+ Để lại bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thuận lợi cơ bản Việt Nam sẽ nhận đươc khi mở cửa, hội nhập với thế giới là gì?
Câu 2:
Thành tựu bước đầu trong quá trình thực hiện kế hoạch Nhà nước (1986-1990) ở Việt Nam là
Câu 3:
Mục tiêu của đường lối đổi mới ở Việt Nam được đề ra từ đại hội đảng VI (12-1986) là
Câu 5:
Chuyển biến nào sau đây của tình hình thế giới không tác động đến công cuộc đổi mới ở Việt Nam (12-1986)?
Câu 6:
Đường lối đổi mới của Đảng đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại
Câu 7:
Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) thuộc lĩnh vực nào?
Câu 8:
Tính chất nền kinh tế Việt Nam trước khi tiến hành công cuộc đổi mới (12-1986) là
Câu 9:
Đến trước khi công cuộc đổi mới đất nước được tiến hành (1986), tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có đặc điểm gì?
Câu 10:
Thách thức lớn nhất mà Việt Nam sẽ gặp phải khi mở cửa, hội nhập với thế giới?
Câu 11:
Đâu không phải là nội dung của Ba chương trình kinh tế được thực hiện trong kế hoạch 5 năm 1986-1990?
Câu 12:
Nhận thức mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được khẳng định như thế nào tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986)?
Câu 13:
Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra từ Đại hội mấy?
Câu 14:
Điều gì dưới đây phù hợp với quan điểm và nội dung đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam?
Câu 15:
Một trong những khó khăn, yếu kém của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến năm 1990 là