Câu hỏi:
14/07/2024 89
Những phương diện nào trong sự thay đổi của các nhân vật Tràng, người “vợ nhặt”, bà cụ Tứ đã được nhà văn chú ý miêu tả? Việc nhấn mạnh những thay đổi đó có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Trả lời:
Nhà văn chú ý miêu tả những thay đổi về phương diện diện mạo, tâm trạng, cách ứng xử của nhân vật:
- “Người vợ nhặt”:
+ Trước khi về nhà Tràng làm vợ: Vẻ ngoài cong cớn, chua ngoa, chao chát. Cái đói khiến thị bất chấp thể diện, ý tứ, miễn là có cái ăn để không bị chết đói.
+ Khi về nhà Tràng: Trở thành một người khác hẳn (trở về đúng bản chất con người thị), một người phụ nữ của gia đình, đảm đang, tháo vát, chịu thương chịu khó, biết đồng cảm, có ý thức chia sẻ, cảm thông và thậm chí là người thắp lên hi vọng vào tương lai cho Tràng.
- Bà cụ Tứ:
+ Khi nghe Tràng thưa chuyện lấy vợ: Bà vừa thương vừa lo cho các con. Bà cố gắng dằn nỗi lo lắng để đón nhận người con dâu mới với tất cả sự cảm thông, bao dung.
+ Buổi sáng hôm sau: Bà cũng như thành một người khác với diện mạo tươi tắn hơn, phong thái nhanh nhẹn, hoạt bát hơn. Đặc biệt bà luôn nói những chuyện vui để đem đến cho các con sự lạc quan, hi vọng. Dù hoàn cảnh khốn khó, người mẹ vẫn yêu thương và trở thành điểm tựa cho các con.
- Tràng:
+ Trước khi lấy vợ: Là người thanh niên nghèo, tốt tính, nhưng có phần khờ khạo, ít nghĩ sâu xa. Việc quyết định để người đàn bà mới quen theo mình về nhà là một quyết định tức thời “Chậc, kệ!” hơn là suy nghĩ thấu đáo.
+ Khi lấy vợ: Trở nên chín chắn, có những ý nghĩ trưởng thành, biết sống có trách nhiệm với mọi người, thậm chí mơ hồ cảm thấy phải tham gia vào hành động chung của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Việt Minh để tự giải phóng.
=> 3 nhân vật đều có sự biến chuyển toàn diện từ ngoài vào trong, đó là sự thay đổi tích cực về tinh thần lạc quan, niềm hi vọng vào tương lai tươi sáng hơn, khát vọng được hạnh phúc. => Chủ đề và giá trị hiện thực của văn bản được nổi bật, khẳng định rõ ràng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phân tích điều tâm niệm sau đây của nhân vật “hắn” về văn chương “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có....
Câu 2:
Trình bày quan điểm của bạn về việc sử dụng từ ngữ địa phương trong tác phẩm.
Câu 3:
Phân tích sự thay đổi điểm nhìn trần thuật ở một đoạn văn mà bạn cho là nổi bật. Theo bạn, sự thay đổi điểm nhìn như vậy đem lại hiệu quả nghệ thuật gì?
Câu 4:
Nhận xét khái quát về hệ thống điểm nhìn và phân tích sự thay đổi điểm nhìn của truyện ngắn qua một ví dụ cụ thể.
Câu 5:
Theo bạn, nên sơ đồ hoá như thế nào về mối quan hệ giữa ba “yếu tố chính làm nên nội dung của đoạn văn này: Chí Phèo, chửi và rượu.
Câu 6:
Đọc lại văn bản Chí Phèo trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 23 – 34) và trả lời các câu hỏi:
Tóm tắt câu chuyện được kể trong tác phẩm bằng một sơ đồ phù hợp.
Câu 7:
Dân làng Vũ Đại đã phản ứng ra sao về hành động chửi và nội dung lời chửi của Chí Phèo? Phản ứng đó cho thấy điều gì về mối quan hệ giữa Chí Phèo và dân làng Vũ Đại?
Câu 8:
Nêu nhận xét về cách tổ chức truyện kể của nhà văn dựa vào sự liên hệ với trình tự các sự kiện trong câu chuyện (đã được tóm tắt theo yêu cầu của câu 1).
Câu 9:
Nêu nhận định khái quát về giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Câu 10:
Khi miêu tả thái độ của người dân xóm ngụ cư trước sự việc “Tràng về với một người đàn bà nữa”, người kể chuyện cho biết: “Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”. Hai câu văn này có thể giúp bạn suy luận như thế nào về cảm hứng sáng tác của nhà văn và chủ đề truyện ngắn Vợ nhặt?
Câu 11:
Người kể chuyện trong truyện ngắn là ai? Người kể chuyện đã bộc lộ thái độ gì đối với các nhân vật?
Câu 12:
Cái hay của một tác phẩm truyện không phụ thuộc vào câu chuyện được kể mà chủ yếu phụ thuộc vào cách tác giả kể câu chuyện đó.
Hãy nêu ý kiến của bạn về nhận định nêu trên qua phân tích một tác phẩm cụ thể (ý kiến được trình bày dưới dạng dàn ý dành cho một bài viết hoàn chỉnh).
Cái hay của một tác phẩm truyện không phụ thuộc vào câu chuyện được kể mà chủ yếu phụ thuộc vào cách tác giả kể câu chuyện đó.
Hãy nêu ý kiến của bạn về nhận định nêu trên qua phân tích một tác phẩm cụ thể (ý kiến được trình bày dưới dạng dàn ý dành cho một bài viết hoàn chỉnh).
Câu 13:
Xác định đối tượng mà lời chửi của Chí Phèo hướng đến. Việc tác giả kể chi tiết về nội dung lời chửi của Chí Phèo có ý nghĩa gì?
Câu 14:
Qua đoạn trích, bạn nhận thấy điều gì về việc lựa chọn điểm nhìn của người kể chuyện?
Câu 15:
Viết đoạn văn nêu nhận xét khái quát về tình huống độc đáo trong một truyện ngắn hiện đại mà bạn đã học hoặc đọc thêm. (Lưu ý: dung lượng đoạn văn do bạn tự quyết định, căn cứ vào nội dung triển khai.)
Viết đoạn văn nêu nhận xét khái quát về tình huống độc đáo trong một truyện ngắn hiện đại mà bạn đã học hoặc đọc thêm. (Lưu ý: dung lượng đoạn văn do bạn tự quyết định, căn cứ vào nội dung triển khai.)